bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh đạo ôn trên lúa là một trong những bệnh hại lúa thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa. Vây nguyên nhân bệnh đạo ôn hại lúa xuất phát từ đâu, biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa như thế nào? Thông tin sẽ được Việt Thắng Hà Nội chia sẻ đến bà con ngay sau đây.

Bệnh đạo ôn là gì?

Bệnh đạo ôn là bệnh hại lúa phổ biến. Biểu hiện bệnh thường gặp trên lá lúa là vết bệnh có dạng hình mắt én, tâm màu nhạt, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cháy khô lá. Ở trên cổ bông có vết màu nâu sậm hoặc đen lõm vào. Vết bệnh có thể tấn công vào mọi giai đoạn sinh trưởng và các bộ phận của cây lúa trên cổ bông, nhánh gié hoặc trên cổ đọt thân. Nếu bệnh nặng sẽ làm khô cổ bông, bông lúa bị gẫy.

Bệnh đạo ôn ở lúa

Bệnh đạo ôn trên lúa được phát hiện lần đầu tiên tại Italia vào năm 1560. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1921 ở khu vực Nam Bộ. Bệnh đạo ôn hại lúa phát sinh đã phá hoại nghiêm trọng nhiều vụ mùa trên khắp các tỉnh thành. Vụ đông xuân năm 1991 – 1992 ở miền Bắc, diện tích lúa bị bệnh đạo ôn lá là 292.000ha, trong đó có tới 241.000ha bị đạo ôn lên cổ bông.

Theo nghiên cứu, lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông 1% sẽ khiến năng suất giảm từ 0,7 – 17,4% tùy thuộc vào các yếu tố liên quan.

Nguyên nhân bệnh đạo ôn hại lúa

1. Nấm gây bệnh đạo ôn lúa

Bệnh đạo ôn là bệnh hại trên cây lúa có nguồn gốc từ nấm. Nấm gây bệnh đạo ôn là nấm Pyricularia Oryzae. Vào ban đêm, bào tử nấm được sản sinh với khối lượng lớn. Trong điều kiện độ ẩm cao trên 90% hoặc có giọt nước, giọt sương, bào tử nảy mầm xâm nhiễm trực tiếp vào mô thực vật, từ đó phát tán và lây lan bệnh rất nhanh. Bào tử nấm có thể phát tán và bay cao đến 24m, thậm chí là 10.000m, lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Thời gian ủ bệnh từ 4 – 5 ngày, nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm xâm nhiễm là 24 – 28 độ C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch. Ngoài lúa, nấm đạo ôn còn ký sinh trên cỏ đuôi phụng, lồng vực, cỏ gừng, cỏ gà, cỏ mật và nhiều loại cây khác.

bệnh đạo ôn trên lúa và biện pháp phòng trừ

2. Những điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn trên lúa phát triển

2.1. Khí hậu thời tiết

Bệnh đạo ôn ở lúa thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẻ, độ cẩm cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều. Đặc biệt trong vụ lúa Đông Xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long vào tháng 1, tháng 2 dương lịch bệnh đạo ôn trên cây lúa thường gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa đứng cái đến trổ đòng. Tại các vùng trồng lúa thường xuyên bị bệnh hàng năm như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp bà con nên lưu ý có biện pháp phòng ngừa.

bệnh đạo ôn trên lúa

2.2. Ruộng lúa khô hạn

Ruộng khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu khiến lúa không chống chịu được bệnh. Ở những vùng cao nguyên, ruộng khô hạn thiếu nước kết hợp với sương mù đêm nhiều, biên độ nhiệt chênh lệch lớn giữa ngày và đêm càng khiến bệnh đạo ôn trên lúa dễ phát sinh mạnh.

2.3. Mật độ gieo sạ

Gieo sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, độ ẩm dưới tán lá càng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh đạo ôn lúa phát triển.

2.4. Phân bón

Tỉ lệ phân bón N, P, K không cân đối ảnh hưởng rất lớn đến viẹc phát sinh bệnh. Thông thường nếu bón dư thừa đạm sẽ làm tăng bệnh, dư lân sẽ không thấy rõ ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, với các vùng đất phèn nếu bón thêm lân sẽ hạn chế bệnh đạo ôn, cháy lá rất rõ ràng. Bón dư thừa kali làm tăng bệnh, nhưng nếu bón đạm và kali vừa đủ lượng sẽ làm giảm bệnh rõ rệt. Vì vậy, trong giai đoạn sau trổ nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cháy lá, thối cổ bông thì không được bón thêm phân bón lá có chứa kali.

2.5. Giống lúa

Các giống lúa nhiễm bệnh khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho mầm bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị cháy rụi nhanh rồi chết. Ngược lại, nếu trồng giống lúa kháng bệnh kết hợp áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM thì cây lúa sẽ đứng vững và tiếp tục cho năng suất. Khả năng kháng bệnh của giống lúa chỉ có thể tồn tại trong một thời gian nhất định do nấm gây bệnh đạo ôn trên lúa thường xuyên thay đổi tính chất gây bệnh. Do đó, sau một thời gian canh tác bà con nên thay đổi giống lúa mới.

Dấu hiệu nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn

1. Triệu chứng bệnh đạo ôn ở lúa mạ

Lúc đầu, vết bệnh trên mạ có hình bầu dục, sau tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu vàng hoặc nâu hồng. Khi bệnh diễn tiến nặng, từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cho cây mạ bị héo khô hoặc chết.

bệnh đạo ôn hại lúa

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đạo ôn lá lúa

Lúc đầu, vết bệnh đạo ôn trên lá lúa là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau đó chuyển sang màu xám nhạt. Trên các giống lúa mẫn cảm, vết bệnh to hình thoi, dày, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám. Trên các giống lúa kháng bệnh đạo ôn, vết bệnh là các vết chấm nhỏ với hình dạng không đặc trưng.

3. Triệu chứng lúa bị bệnh đạo ôn trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa

Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh đạo ôn với các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại.

Nếu vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm bông lúa sẽ bị lép, nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gãy cổ bông.

Ở hạt lúa, vết bệnh không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm gây bệnh đạo ôn ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguyên nhân truyền bệnh đạo ôn hại lúa từ vụ này qua vụ khác.

Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

1. Biện pháp canh tác

– Chọn giống lúa kháng bệnh

– Diệt sạch cỏ dại, rơm rạ có chứa mầm bệnh trước khi canh tác.

– Xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm 15 phút.

– Gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối tỉ lệ N, P, K, đặc biệt là phân kali để tăng cường tính kháng của tế bào cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh.

– Nếu thấy bệnh chớm phát, ngưng bón đạm ngay và không để ruộng khô nước.

2. Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lúa như: Benlazole 75WP, Funhat 40EC, Colraf 20WP, A-V-T Vil 5SC, Kamsu 2SL. Xem chi tiết tại danh mục Thuốc trừ bệnh cây trồng.

Thuốc trị bệnh đạo ôn lúa Kamsu 2SL
Thuốc trị bệnh đạo ôn lúa Kamsu 2SL
thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa Fu Nhat 40EC
Thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa Fu Nhat 40EC
Thuốc trị bệnh đạo ôn cổ bông lúa Colraf 20WP
Thuốc trị bệnh đạo ôn cổ bông lúa Colraf 20WP
Thuốc đặc trị đạo ôn lá lúa Belazole 75WP
Thuốc đặc trị đạo ôn lá lúa Belazole 75WP
Thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằn trên lúa A-V-T Vil 5SC
Thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằn trên lúa A-V-T Vil 5SC

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh đạo ôn trên lúa và hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. Bà con có thể liên hệ Việt Thắng Hà Nội theo số hotline 089 958 3456 để được tư vấn về các loại thuốc đặc trị sâu bệnh hại lúa và cung cấp địa chỉ đại lý gần nhất.