Lép đen ở lúa

Bệnh lem lép hạt trên cây lúa: nguyên nhân và cách phòng trừ

Không giống như các loại sâu bệnh hại lúa khác, bệnh lem lép hạt lúa là loại bệnh được gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và phòng trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa khiến bà con nông dân gặp không ít khó khăn. Bài viết sau đây, Việt Thắng Hà Nội sẽ thông tin chi tiết đến bà con nguyên nhân, đặc điểm gây hại và các biện pháp phòng trừ lem lép hạt lúa.

Bệnh lem lép hạt lúa là gì?

Lem lép hạt là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng (bên trong có rất ít gạo) hoặc bị lép (bên trong hoàn toàn không có gạo). Khi lúa bị lem lép hạt có thể kèm theo triệu chứng vỏ và hạt gạo bị đổi màu tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Bệnh lem lép hạt ở lúa không chỉ làm giảm năng suất mà còn làm giảm chất lượng của hạt gạo, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân. Ngoài ra, lúa bị lem lép hạt không thể dùng làm giống. Đáng tiếc là thực tế hiện nay, hầu như ở tất cả các giống lúa, chân ruộng và thời vụ đều có bệnh lem lép hạt, chỉ khác nhau về mức độ nhiều hay ít.

lem lép hạt lúa

Nguyên nhân gây nên bệnh lem lép hạt trên cây lúa

Bệnh lem lép hạt trên cây lúa phát sinh, phát triển và gây hại kể từ giai đoạn lúa trổ bông trở đi. Thời kỳ dễ nhiễm bệnh nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến chín sữa, rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Khó có giống lúa, thời vụ nào tránh được bệnh lem lép hạt gây hại, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khả năng kiểm soát, phòng trừ bệnh. Nếu lúa bị lem lép hạt sớm lại gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển mà bà con không kịp thời phun xịt thuốc phòng trừ thì tỉ lệ hạt lép lửng sẽ rất cao, gây thiệt hại lớn về sản lượng.

bệnh lem lép hạt trên cây lúa

Bệnh lem lép hạt lúa gây ra bởi nhiều tác nhân. Phát hiện kịp thời và đúng tác nhân gây bệnh sẽ giúp bà con lựa chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân gây nên hiện tượng lem lép hạt ở lúa:

1. Lúa bị lem lép hạt do nhện gié

Nhện gié hại lúa thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ nhện tăng cao, chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển, gây ra hiện tượng lúa mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt bị lép.

2. Nấm gây ra bệnh lem lép hạt

Hiện nay, có tới 12 loại nấm khác nhau gây ra bệnh lem lép hạt ở lúa như Pyricularia oryzae, Alternaria padwickii, Tilletia barclayana, Bipolaris oryzae, Phoma sp, Ustilagonoides virens… Trong các nguyên nhân gây ra lem lép hạt trên lúa thì nấm chính là tác nhân quan trọng nhất.

3. Bệnh lem lép hạt ở lúa do vi khuẩn

Vi khuẩn làm lúa bị lem lép hạt là khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae) lưu tồn từ tàn dư của vụ trước hoặc tồn tại trong đất, nước. Khi lúa nhiễm khuẩn hạt sẽ thối đen hoặc xuất hiện vết bệnh trên vỏ hạt.

4. Một số nguyên nhân gây lem lép hạt lúa khác

Trên các chân đất ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu hại lúa sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Ngoài ra, cỏ dại cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát tán trong ruộng lúa. Các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ làm gia tăng khả năng bị lem lép hạt.

Nhận biết triệu chứng bệnh lem lép hạt lúa

1. Lép vàng

Lép vàng là triệu chứng bệnh gây ra do vi khuẩn. Khi lúa trổ, vỏ trấu mở ra, vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong hạt lúa. Những nhánh gié có hạt lúa nhiễm bệnh không thụ phấn được hạt sẽ bị lép, vỏ trấu không biến màu hoặc có màu vàng, xanh nhạt. Khi hạt vào chắc, các nhánh không bị bệnh, hạt nặng oằn xuống. Ngược lại các nhánh bị bệnh sẽ đứng thẳng mà bà con vẫn thường gọi là bắn máy bay. Khi tách vỏ trấu của hạt bị bệnh sẽ thấy phôi nhũ bị thối không vào hạt gạo được.

Lép vàng ở lúa

2. Lép đen

Lép đen là dấu hiệu bệnh đen lép hạt lúa gây ra do nấm. Các nấm gây hại trên hạt có vết màu tím đến tím sậm, màu nâu nhạt đến sậm. Khi độ ẩm không khí cao, bên ngoài các màu sắc này sẽ có lớp phấn trắng bao phủ ở trên.

Bệnh đen lép hạt lúa

Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt trên lúa

1. Biện pháp canh tác

– Sử dụng giống không có bệnh. Tuyệt đối không lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh lem lép hạt gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau.

– Trước khi ngâm ủ cần phơi khô, quạt sạch lúa giống để loại bỏ hết những hạt bị lép lửng, vì những hạt này mang nhiều mầm bệnh lây nhiễm cho vụ sau.

– Sạ với mật độ vừa phải (từ 100 — 120 kg /ha).

– Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali để cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, không bón dư đạm nhất là khi ở giai đoạn nuôi hạt.

2. Biện pháp hóa học

– Xử lý giống trước khi ngâm ủ

– Phòng trừ tốt bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn, vàng lá, đốm nâu, vết nâu… trước khi lúa trỗ (nếu có), để hạn chế những loài nấm và vi khuẩn gây ra những căn bệnh này tấn công hạt lúa làm cho hạt lúa bị lem lép.

– Dùng thuốc trị bệnh lem lép hạt lúa phổ rộng, phòng trừ cả nấm và vi khuẩn như Supertim 300EC, Kansui 21,2WP.

thuốc trị lem lép hạt lúa
Thuốc Supertim 300EC đặc trị bệnh đen lép hạt lúa
thuốc trừ bệnh lem lép hạt trên cây lúa
Thuốc Supertim 300EC phòng trừ bệnh lem lép hạt ở lúa
thuốc trị lem lép hạt trên lúa
Thuốc Kansui 21,2WP trừ vi khuẩn, bạc lá, lem lép hạt

Hi vọng rằng các thông tin hữu ích về bệnh lem lép hạt lúa trên đây giúp bà con sớm phát hiện và kịp thời phòng trừ để có một mùa màng bội thu. Những thắc mắc cần giải đáp về các loại thuốc trừ sâu bệnh cho lúa, mời bà con liên hệ số điện thoại 089 958 3456.