Căn cứ dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia năm 2023, cây trồng, mức độ và phạm vi gây hại của các đối tượng dịch hại trên cây trồng chính trong năm 2022 như lúa, chè, ngô …. Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thái Nguyên dự báo thời gian phát sinh, cao điểm gây hại của một số đối tượng dịch hại chủ yếu trên cây trồng chính trong vụ Xuân năm 2023.
1. Sâu bệnh hại lúa
1.1. Sâu cuốn lá nhỏ
– Cao điểm sâu cuốn lá lúa gây hại tập trung lứa 2, lứa 3.
– Trưởng thành lứa 2 ra rộ từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, sâu non hại diện rộng từ đầu tháng 5 trên trà Xuân trung giai đoạn làm đòng, trỗ bông, trà Xuân muộn giai đoạn đứng cái – làm đòng.
– Trưởng thành lứa 3 rộ cuối tháng 5, sâu non hại từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, chủ yếu hại trên trà lúa Xuân muộn trỗ cuối tháng 5, đầu tháng 6.
1.2. Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ
– Rầy cám lứa 2 rộ từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, hại cục bộ trên trà Xuân trung.
– Rầy cám lứa 3 rộ từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 gây hại lúa Xuân muộn giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi; phạm vi gây hại diện rộng.
Xem ngay TOP 5 thuốc đặc trị rầy TỐT NHẤT của Việt Thắng tại ĐÂY.
1.3. Sâu đục thân
1.3.1. Sâu đục thân 2 chấm
– Sâu đục thân bướm hai chấm trưởng thành lứa 1 xuất hiện rải rác từ trung tuần tháng 3, sâu non hại trên lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ với mật độ thấp, diện phân bố hẹp.
– Trưởng thành lứa 2 ra rộ từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, sâu non gây bông bạc trên lúa xuân trỗ muộn.
1.3.2 Sâu đục thân cú mèo, 5 vạch:
– Sâu non xuất hiện và gây hại rải rác giai đoạn lúa xuân đẻ nhánh rộ từ đầu tháng 3, gây hại mạnh trong tháng 4.
1.4. Bệnh lùn sọc đen
Bệnh xuất hiện gây hại từ khi lúa đẻ nhánh, cao điểm gây hại trong tháng 3, tháng 4.
1.5. Bệnh đạo ôn
– Bệnh đạo ôn trên lá: Bệnh xuất hiện phát sinh gây hại từ đầu vụ, gây hại nặng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến đứng cái, trên những ruộng lúa xanh tốt bón thừa phân đạm (cao điểm gây hại từ giữa tháng 3, đầu tháng 4), có thể gây hại nặng trên các giống như: BC 15, nếp, Khang dân18, Bắc thơm số 7…
– Bệnh trên cổ bông: Gây hại từ cuối tháng 4, đến giữa tháng 5 trên các giống nhiễm như: BC15, nếp…
1.6. Bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn lúa gây hại trên các trà lúa, từ giai đoạn lúa đứng cái đến cuối vụ (cao điểm gây hại từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5).
1.7. Chuột
Dự báo chuột phát sinh gây hại ở mức cao hơn những năm trước. Cao điểm gây hại vụ Xuân tập trung 2 đợt:
Đợt 1: Cuối tháng 3 – đầu tháng 4, gây hại tập trung trên trà Xuân chính vụ giai đoạn đẻ nhánh.
Đợt 2: Cuối tháng 4 đến hết tháng 5, gia tăng gây hại, cục bộ một số diện tích lúa Xuân giai đoạn đứng cái – làm đòng, có thể bị hại nặng nhất là những ruộng lúa gần vườn, gò cao, bờ bao có cỏ rậm rạp hoặc những ruộng xuống giống sớm hoặc trễ trong khu vực.
Ngoài những đối tượng gây hại chủ yếu trên cần chú ý các đối tượng: Bọ trĩ, ốc bươu vàng, ruồi đục nõn gây hại ở đầu vụ, bọ xít dài, nhện gié, bệnh lem lép hạt hại lúa ở cuối vụ.
2. Sâu bệnh hại cây trồng khác
2.1. Sâu bệnh hại cây ngô
Sâu hại chính: Sâu xám, sâu cắn lá, rệp, sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu cắn lá, chuột…
Bệnh hại chính: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn….
– Sâu xám: Xuất hiện gây hại tăng đầu tháng 3 khi cây ngô mọc 2-3 lá.
– Sâu cắn lá, sâu keo mùa thu: Xuất hiện gây hại từ giữa tháng 3, cao điểm gây hại cuối tháng 3 đầu tháng 4.
– Sâu đục thân, nõn: Xuất hiện từ cuối tháng 3, gây hại cao vào tháng 4.
– Rệp: Xuất hiện phát sinh gây hại vào đầu tháng 4, cao điểm gây hại cuối tháng 4 – đầu tháng 5.
– Sâu đục bắp: Xuất hiện phát sinh gây hại từ đầu tháng 5, cao điểm gây hại giữa tháng 5.
– Bệnh lùn sọc đen: Bệnh xuất hiện phát sinh gây hại từ đầu vụ, đặc biệt chú ý trên những chân ruộng đã bị bệnh lùn sọc đen trong lúa vụ mùa năm 2022 và ngô đông năm 2022.
– Bệnh khô vằn hại ngô: Xuất hiện gây hại từ đầu tháng 4, cao điểm gây hại cuối tháng 4 – giữa tháng 5.
Ngoài các đối tượng gây hại trên cần chú ý một số đối tượng chuột, bệnh thối thân, bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn, bệnh gỉ sắt… gây hại.
2.2. Cây chè
– Bệnh phồng lá chè: Bệnh phát sinh gây hại sớm, hại nặng trên chè Xuân giai đoạn nảy búp từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4,.
– Rầy xanh: Hại mạnh trong tháng 4, 5,6.
– Bọ xít muỗi hại chè: Khả năng gây cháy cục bộ trên những nương chè rậm rạp, có nhiều cây che bóng, hại mạnh trong tháng 3, 4.
– Bọ cánh tơ: Hại nhẹ trong tháng 2 – 4, mật độ và tỷ lệ hại tăng nhanh về tháng 5, 6,7,8.
2.3. Cây rau
Thành phần dịch hại chính, thời gian phát sinh và mức độ gây hại tương đương vụ Xuân 2022.
2.4. Cây ăn quả
2.4.1. Cây vải nhãn
– Nhện lông nhung: Hại trên diện rộng thời kỳ lộc Xuân (tháng 01- tháng 02) khi cây vải ra hoa và đậu quả non.
– Bọ xít nâu: Hại mạnh giai đoạn quả non, hại trên diện rộng từ tháng 3, gây rụng quả.
– Bệnh chổi rồng: Khi cây mới vừa nhú đọt non, ra hoa là giai đoạn dễ bị nhện lông nhung truyền vi khuẩn gây bênh.
– Bệnh sương mai: Gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả, có thể gây rụng quả hàng loạt.
– Bệnh thán thư: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm độ cao đặc, biệt khi có mưa phùn, tập trung chủ yếu trong tháng 3 – 4.
2.4.2. Cây na
– Rệp sáp phấn, bọ trĩ, nhện đỏ: Gây hại nặng vào mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 5 gây rụng hoa và trái non.
– Bọ vòi voi gây hại bông na: Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, tập trung chủ yếu tháng 4 – tháng 5.
Ngoài ra cần chú ý một số đối tượng khác như ruồi đục quả, bọ phấn…
- Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa và biện pháp quản lý
- Top 3 loại thuốc trừ cỏ cho cây dứa tốt nhất hiện nay
- Bệnh lem lép hạt trên cây lúa: nguyên nhân và cách phòng trừ
- Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và biện pháp phòng trừ
- Nguồn gốc và con đường lây lan bệnh gỉ sắt trên cây cà phê ở Việt Nam