Khác với những sâu bệnh hại khác, bệnh cháy lá trên cây su hào thường xảy ra vào thời điểm gần thu hoạch khiến nhiều bà con chủ quan, đến khi bệnh lây lan rộng thì trở tay không kịp. Ngày hôm nay, Việt Thắng Hà Nội mời bà con cùng tìm hiểu đặc điểm, triệu chứng của bệnh cháy lá ở su hào và các biện pháp phòng trừ.
Tìm hiểu bệnh cháy lá trên cây su hào
1. Tác nhân gây bệnh cháy lá su hào
Bệnh cháy lá trên su hào do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Campestris gây ra. Bệnh thường gặp trong giai đoạn gần thu hoạch, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây, làm cây không phát triển được.
Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu bà con không chăm sóc kỹ lưỡng thì vết bệnh cháy bìa lá trên cây su hào sẽ lan ra khắp ruộng, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, thậm chí là gây chết cây.
2. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh cháy lá ở su hào
– Do nhiệt độ thấp kèm theo mưa kéo dài khiến ruộng bị úng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Nguồn bệnh vi khuẩn truyền qua hạt giống nhiễm bệnh và tàn dư cây bệnh ở đất.
– Bệnh thường xuất hiện trên những ruộng bón đạm quá nhiều, mất cân đối hoặc trồng quá dày.
– Việc trồng su hào liên tục không có thời vụ rõ ràng, xen kẽ… là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.
3. Dấu hiệu nhận biết su hào bị bệnh cháy lá
– Ban đầu, trên mép lá su hào xuất hiện các vết bệnh màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
– Các vết bệnh lan dần và gây ra hiện tượng khô lá và rụng lá.
– Cây su hào bị nhiễm bệnh trở nên còi cọc và không phát triển được.
Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá trên cây su hào
1. Biện pháp canh tác
– Trồng su hào với mật độ hợp lý, tạo sự thoáng mát và khô ráo cho cây.
– Thường xuyên thăm vườn và cắt bỏ những lá su hào bị già, vàng đi để tránh sự xuất hiện và lây lan của bệnh.
– Dọn dẹp tàn dư thực vật, làm cỏ xung quanh vườn, tạo sự thoáng mát để ngăn ngừa nấm khuẩn sinh sôi, gây hại trên cây su hào.
– Cắt bỏ và tiêu hủy những lá và cành su hào bị bệnh cháy lá, với những cây su hào bị bệnh nặng cần nhổ bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan.
2. Biện pháp hóa học
Khi phát hiện su hào bị bệnh cháy lá vi khuẩn, bà con sử dụng các loại thuốc sau để phun phòng trị: Kamsu 2SL, Kansui 21.2WP, Kasagen 250WP.
2.1. Thuốc trừ bệnh cháy lá vi khuẩn su hào Kamsu 2SL
– Hoạt chất: Kasugamycin 2%
– Đặc điểm:
+ Là thuốc trừ bệnh cây trồng có tính nội hấp, lưu dẫn với thành phần chính là hoạt chất Kasugamycin.
+ Hoạt động như một loại thuốc kháng sinh cho cây trồng, Kasugamycin ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, phòng trừ hiệu quả các bệnh héo xanh, thán thư, lở cỗ rễ, thối nhũn, loét sẹo, đạo ôn, cháy lá… cho lúa, rau màu và cây ăn trái.
2.2. Thuốc trừ bệnh cháy lá su hào Kansui 21.2WP
– Hoạt chất: Tricyclazole 20% + Kasugamycin 1.2%
– Đặc điểm:
+ Sự kết hợp của 2 hoạt chất với tác dụng nội hấp lưu dẫn, phổ tác dụng rộng diệt trừ được cả nấm và vi khuẩn, đặc trị các bệnh vàng lá, cháy lá trên lúa và rau màu.
+ Tác động diệt trừ nhanh, sau phun 1 giờ thuốc lưu dẫn sâu vào thân cây từ rễ đến ngọn.
+ Thuốc bám dính tốt, gặp mưa không bị rửa trôi.
2.3. Thuốc trừ bệnh cháy bìa lá Kasagen 250WP
– Hoạt chất: Bismerthiazol 150h/kg + Tecloftalam 100g/kg
– Đặc điểm:
+ Kasagen 250WP có tính tiếp xúc, lưu dẫn với tác động cộng hưởng của hai hoạt chất cho hiệu quả cao và bền bỉ hơn.
+ Cụ thể, Bismerthiazol kích hoạt cây lúa sản sinh tính kháng và ức chế sự tăng trưởng tế bào của vi khuẩn cháy bìa lá. Tecloftalam có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
+ Đặc biệt, thuốc được hấp thu nhanh, ít bị rửa trôi do mưa giúp nuôi dưỡng bộ lá xanh khỏe, giúp tăng sức đề kháng, tăng năng suất trên rau màu, cây ăn quả.