Bệnh thán thư trên xoài thường xuất hiện ở những khu vườn ít được chăm sóc. Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây xoài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và nghiêm trọng hơn có thể làm chết cây. Trong bài viết này, Việt Thắng Hà Nội sẽ thông tin đến bà con nguyên nhân, đặc điểm gây hại của bệnh thán thư trên cây xoài và các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Tìm hiểu bệnh thán thư trên hại xoài
1. Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên xoài
Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum acutatum gây ra. Bệnh gây hại trên cả lá, chồi, hoa và trái, làm khô, rụng hoa, lá, trái và nặng hơn có thể làm chết cây.
2. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thán thư hại xoài
Nấm gây bệnh thán thư ở xoài tồn tại trong hạt giống của cây nhiễm bệnh, trên tàn dư thực vật và cây ký chủ. Các bộ phận của cây bị bệnh rơi xuống đất cũng là nguồn lây nhiễm khi gặp điều kiện thích hợp.
Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thán thư phát triển. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm là 25 – 28 độ C, độ pH 5.8 – 6.5. Theo nghiên cứu, nấm cần độ ẩm cao trên 95% để bào tử có thể nảy mầm và hình thành đĩa áp. Đặc biệt, bào tử nấm có thể sống lâu từ 1 – 2 tuần khi độ ẩm xuống ngưỡng 62% và khi độ ẩm cao trên mức 95% sẽ nảy mầm.
Do thích ẩm và lây lan nhanh nhờ nước nên nấm phát triển rất nhanh khi trời nóng ẩm, nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương, độ ẩm không khí cao.
3. Triệu chứng xoài bị bệnh thán thư
Ở giai đoạn cây ra lá, nấm gây hại chủ yếu trên các phần non của cây như chồi, lá, cành non. Ở giai đoạn ra bông, tạo trái, nấm gây hại trên cả bông và trái. Cụ thể triệu chứng nhận biết xoài bị bệnh thán thư trên từng bộ phận cây như sau:
3.1. Triệu chứng bệnh thán thư xoài gây hại trên lá
Khi bệnh thán thư trên xoài gây hại ở lá, nhất là lá non sẽ xuất hiện các đốm nhỏ, sau lớn dần có dạng tròn hay góc cạnh, tâm đốm màu xám nâu, rìa đốm có màu vàng nhạt. Trên lá già, vết bệnh khô và rách ngay ở giữa. Nếu xoài bị nhiễm thán thư nặng thì sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, các đốm bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách và rụng.
3.2. Dấu hiệu cành non xoài bị bệnh thán thư
Cành non xoài bị thán thư sẽ xuất hiện các đốm bệnh không đều. Khi bệnh nặng, các đốm bệnh sẽ liên kết lại bao quanh cành non gây chết đọt.
3.3. Triệu chứng bệnh thán thư gây hại trên hoa xoài
Khi hoa xoài bị nhiễm nấm gây bệnh thán thư, cả mầm, cuống và chùm bông sẽ bị khô đen và rụng.
3.4. Triệu chứng quả xoài bị bệnh thán thư
Bệnh thán thư trên xoài có thể gây hại trái từ giai đoạn bắt đầu tạo trái cho đến khi trái chín.
Ở giai đoạn trái non, triệu chứng bệnh điển hình là trên vỏ trái lúc đầu xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm rồi lớn dần có vân đồng tâm, hình dạng và kích thước đốm bệnh thay đổi. Nếu mưa nhiều, bào tử nấm theo nước tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen từ chóp đến cuống. Phần thịt trái bên dưới các đốm trở nên cứng, thối nhanh khi chín. Bệnh có thể khiến trái non bị rụng.
Trên trái già, bào tử nấm xâm nhập qua sẹo cuống rồi ăn sâu vào phần thịt trái bên trong. Trong điều kiện ẩm, trên vết bệnh có thể nhìn thấy bào tử nấm màu hồng.
Các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên xoài
1. Biện pháp canh tác
– Vệ sinh vườn: Thu gom lá, cành khô, quả rụng mang đốt. Dọn sạch cỏ dại dưới tán cây để vườn thông thoáng, ngăn tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi khuẩn phát triển.
– Tỉa cành tạo tán khống chế chiều cao cây để tiện chăm sóc, ngoài ra còn để ánh nắng dễ dàng xâm nhập vào bên trong tán cây.
– Bao trái: Khi trái to bằng cỡ quả trứng gà, nên bao trái để ngừa bệnh thán thư và các loại côn trùng gây hại khác
– Tránh xử lý ra bông vào mùa mưa vì bệnh thán thư trên xoài thường xảy ra trong điều kiện độ ẩm cao.
2. Biện pháp hóa học
Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh thán thư xoài như:
– Thuốc trừ bệnh Asmaitop 325SC: Hỗn hợp 2 hoạt chất Azoxystrobin + Diefnoconazole là thuốc trừ bệnh có tính lưu dẫn và nội hấp mạnh, diệt nấm bệnh ngay sau khi phun, có phổ tác dụng rộng nên rất hiệu quả.
– Thuốc trừ bệnh Supertim 300EC: Hỗn hợp 2 hoạt chất Propiconazole + Difenconazole có tác dụng nội hấp lưu dẫn mạnh hiệu quả cao, phun sau 1 giờ gặp mưa thuốc vẫn còn hiệu lực.
Phun thuốc trị bệnh thán thư cho xoài vào 3 thời điểm:
– Lần 1: Phun trước khi hoa nở 5 ngày để chủ động ngăn ngừa nấm tấn tông thời kỳ hoa nở làm thối, rụng hoa và quả non
– Lần 2: Phun khi hoan ở được 30 – 50% để bảo vệ những gié hoa còn lại và những quả non vừa mới đậu.
– Lần 3: Phun thuốc trừ bệnh thán thư hại xoài trước khi thu hoạch 15 ngày để phòng bệnh gây hại trên vỏ quả, giúp cho vỏ quá sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn đế bệnh gây thối cuống quả.
Lưu ý:
– Không nên phun thuốc trừ bệnh khi xử lý ra bông vì chất xử lý ra bông tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
– Cần luân phiên thuốc để hạn chế nấm kháng thuốc
– Sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào nước nóng 51 – 53 độ C trong 10 phút, sau đó lau khô, bao trái bằng giấy sạch rồi tồn trữ trong sọt, hộp.
- Bệnh cháy lá gây hại trên cây su hào và biện pháp phòng trừ
- Lào Cai thành công giảm thiểu dùng thuốc bảo thực vật không rõ nguồn gốc
- Sâu tơ gây hại trên rau cải và các biện pháp phòng trừ
- Bệnh chết ẻo cây con ở dưa hấu và biện pháp phòng trừ
- Nhện đỏ gây hại trên dứa (thơm, khóm) và biện pháp phòng trừ