Theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN & PTNT, tình hình sinh vật gây hại cây trồng trên cả nước trong tuần 01 tháng 10/2023 diễn ra như sau:
Tình hình sinh vật gây hại cây Lúa trong tuần 1 tháng 10/2023
1. Bệnh đạo ôn
1.1. Bệnh đạo ôn lá
Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn là 5.172 ha (tăng 517 ha so với kỳ trước, giảm 1.698 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 1.799 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang, Long An, Trà vinh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng…;
1.2. Bệnh đạo ôn cổ bông
Diện tích nhiễm 1.957 ha (tăng 147 ha so với kỳ trước, tăng 1.224 ha so với CKNT), nhiễm nặng 0,3 ha, mất trắng 0,5 ha ( Tại Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn), phòng trừ trong kỳ 816 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang…;
2. Rầy hại lúa
Diện tích nhiễm 5.155 ha (giảm 11.399 ha so với kỳ trước, tăng 3.905 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 151 ha, phòng trừ trong kỳ 6.619 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Yên Bái, Đắk Lắk, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Bình Phước, Kiên Giang…;
3. Sâu cuốn lá nhỏ
Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 2.253 ha (giảm 3.328 ha so với kỳ trước, giảm 800 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.637 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh …;
4. Sâu đục thân 2 chấm
Diện tích lúa nhiễm sâu đục thân 2 chấm là 1.084 ha (tăng 67 ha so với kỳ trước, tăng 391 ha so với CKNT), nhiễm nặng 62 ha, phòng trừ trong kỳ 4.518 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Nghệ An, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng …;
5. Bệnh bạc lá
Diện tích lúa nhiễm bệnh bạc lá là 9.664 ha (tăng 2.657 ha so với kỳ trước, tăng 581 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 155 ha; phòng trừ trong kỳ 2.089 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bạc Liêu, …;
6. Bệnh đen lép hạt
Diện tích nhiễm 4.919 ha (tăng 1.281 ha so với kỳ trước, tăng 1.624 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 23 ha; phòng trừ trong kỳ 1.961 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp …;
7. Bệnh khô vằn
Diện tích lúa nhiễm bệnh khô vằn là 27.220 ha (giảm 5.155 ha so với kỳ trước, tăng 6.924 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.686 ha; phòng trừ trong kỳ 23.820 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk…;
8. Bọ trĩ
Diện tích lúa bị bọ trĩ gây hại là 315 ha (giảm 288 ha so với kỳ trước, giảm 302 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 224 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Phước, Đồng Tháp…;
9. Ốc bươu vàng
Diện tích nhiễm 5.255 ha (giảm 350 ha so với kỳ trước, giảm 46 ha so với CKNT), nhiễm nặng 6 ha, phòng trừ trong kỳ 4.015 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận,Khánh Hoà, Gia Lai, Bạc Liêu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh…;
10. Chuột
Diện tích nhiễm 4.156 ha (giảm 9.187 ha so với kỳ trước, tăng 316 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 92 ha, phòng trừ trong kỳ 1.123 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Long An…;
11. Lúa cỏ
Hại cục bộ tại tỉnh Ninh Bình tỷ lệ phổ biến rải rác -3%, cao 5-10 % số dảnh. Diện tích nhiễm 32 ha (tương đương so với kỳ trước, thấp hơn 952 ha so với CKNT).
12. Bệnh lùn sọc đen
Bệnh lùn sọc đen gây hại diện hẹp, tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5%, nơi cao 10-25%, cục bộ >70% số dảnh (Bắc Ninh, Bắc Kạn). Diện tích nhiễm 15 ha, trong đó nhiễm nặng 03 ha, mất trắng 0,09 ha (Bắc Kạn).
Tình hình sinh vật gây hại cây ăn quả trong tuần 1 tháng 10/2023
1. Cây nhãn
Bệnh chổi rồng: Diện tích nhiễm 490 ha (giảm 45 ha so với kỳ trước, giảm 244 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 22 ha; đã phòng trừ trong kỳ là 111 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ: Vĩnh Long, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, …
2. Cây thanh long
Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 5.341 ha (tăng 866 ha so với kỳ trước, tăng 2.796 ha so với CKNT, trong đó nhiễm nặng97 ha; phòng trừ trong kỳ 6.521 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, …
3. Cây dừa
– Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 5.457 ha (giảm 33 ha so với kỳ trước, giảm 3.331 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 54 ha; phòng trừ trong kỳ 108 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Hậu Giang…;
– Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 354 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 706 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 18 ha, đã mất trắng 98 ha (diện tích nhiễm nặng không có khả năng hồi phục được nông dân tiến hành đốn bỏ) tại Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; phòng trừ trong kỳ 2.165 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Kiên Giang …
4. Cây ăn quả có múi
– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 582 ha (tăng 17 ha so với kỳ trước, giảm 382 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 17 ha, phòng trừ 146 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,…;
– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 746 ha (giảm 7 ha so với kỳ trước, giảm 749 ha so với CKNT nhiễm nặng 35 ha ( Nghệ An), mất trăng 5 ha ( Nghệ An), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 69 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Nghệ An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Trà Vinh, …
5. Cây sầu riêng
Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.850 ha (tăng 308 ha so với kỳ trước, tăng 13 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 573 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 5.123 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Phước, Hậu Giang, Sóc Trăng, …
Tình hình sinh vật gây hại cây công nghiệp & lương thực trong tuần 1 tháng 10/2023
1. Cây hồ tiêu
– Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 2.377 ha (giảm 30 ha so với kỳ trước, giảm 836 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 283 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 195 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Kiên Giang,…;
– Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 1.812 ha (tăng 63 ha so với kỳ trước, giảm 650 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 178 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 158 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương …;
– Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 332 ha (tăng 203 ha so với kỳ trước, giảm 93 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; đã phòng trừ trong kỳ 12ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu …;
2. Cây cà phê
– Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 7.254 ha (tăng 342 ha so với kỳ trước, giảm 438 ha so CKNT), trong đó nhiễm nặng 102 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 5.173 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước…;
– Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 7.432 ha (tăng 483 ha so với kỳ trước, giảm 709 ha so CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; phòng trừ trong kỳ 9.910 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, …;
3. Cây chè
Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 3.365 ha (giảm 274 ha so với kỳ trước, tăng 993 ha so với CKNT); diện tích được phòng trừ trong kỳ 2.852 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm Đồng,…
4. Cây điều
– Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 4.055 ha (giảm 105 ha so với kỳ trước, giảm 1.487 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.688 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, …;
– Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.962 ha (tăng 533 ha so với kỳ trước, giảm 192 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 120 ha; phòng trừ trong kỳ 1.700 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,..;
5. Cây sắn (khoai mì)
Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 58.552 ha (giảm 2.601 ha với kỳ trước, giảm 13.818 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 15.538 ha, đã mất trắng 252 ha tại Thanh Hóa và Nghệ An; diện tích phòng trừ môi giới truyền bệnh 2.696 ha. Trong kỳ, bệnh phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An,…;
6. Cây ngô
Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 345 ha (giảm 24 ha so với kỳ trước, tăng 138 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 05 ha; phòng trừ trong kỳ 557 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu,…