Hoạt chất Difenoconazole là một thành phần khá phổ biến trong nhiều loại thuốc trừ nấm cây trồng hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả hoạt chất này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động và những lưu ý khi sử dụng nó. Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu về hoạt chất Difenoconazole cùng những ứng dụng qua bài viết sau.
Tìm hiểu về hoạt chất Difenoconazole
1. Nguồn gốc của Difenoconazole
Difenoconazole là loại thuốc diệt nấm phổ rộng nằm trong nhóm Triazole. Nhờ phạm vi hoạt động rộng mà hoạt chất Difenoconazole có thể bảo vệ được chất lượng, năng suất cây trồng nếu được sử dụng đúng cách trong việc phun trừ nấm trên lá hoặc xử lý hạt trước khi trồng.
Người trồng cây thường dùng Difenoconazole dưới dạng phun xịt, xử lý hạt giống để phòng, trị các bệnh nấm gây ra chẳng hạn như Ascomycetes, Deuteromycetes hay Basidiomycetes,… Những loại bệnh nấm này thường xuất hiện ở nhiều loại cây như khoai tây, cây ăn quả, rau ăn lá, ngũ cốc, các loại hoa, cây cảnh,…
2. Cơ chế hoạt động của hoạt chất Difenoconazole
Difenoconazole là một loại thuốc trừ nấm có tác động nội hấp. Khi được phun lên cây, hoạt chất Difenoconazole sẽ can thiệp, tác động lên các tế bào nấm gây bệnh và làm cho hình thái, chức năng của chúng bị thay đổi. Từ đó Difenoconazole có thể dễ dàng ngăn cản được sự phát triển của nấm gây bệnh.
3. Ứng dụng của Difenoconazole
Hoạt chất Difenoconazole có phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều nấm thuộc lớp nang khuẩn, đảm khuẩn và nấm bất toàn gây nên các bệnh như đốm lá, gỉ sắt, thán thư, ghẻ, phấn trắng… cho nhiều loại cây trồng. Cụ thể:
3.1. Sử dụng Difenoconazole phòng và trị các bệnh nấm trên cây ăn quả
– Phòng và chữa bệnh đốm, vảy lá gây ra từ nấm trên cây chuối.
– Bệnh vảy nến, vảy nhẫn, đốm lá thường xuất hiện trên cây táo.
– Bệnh thán thư, ghẻ gây hại nặng trên các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh,… cây vải, nho.
– Bệnh lùn sọc đen, thối trắng trên quả ở cây nho.
– Bệnh gai gây hại cho quả lựu.
3.2. Hoạt chất Difenoconazole trị nấm cho cây lương thực
– Khô vằn, lép hạt ở cây lúa.
– Phòng trừ bệnh đốm lá trên cây ngô.
– Bệnh cháy lá sớm xuất hiện ở cây khoai tây/
– Một số bệnh trên cây lúa mì như thối rễ, khô vằn, lá bị bạc, cây thối nhũn, phấn trắng,…
3.3. Dùng Difenoconazole phòng trị nấm bệnh trên rau, hoa màu và các loại cây khác
– Bệnh cháy lá nặng và thán thư gây hại cho cây dưa hấu.
– Một số loại bệnh nấm gây hại cho cây dâu tây như phấn trắng, đốm lá, bệnh thán thư, đốm đen, đốm nâu, hiện tượng mốc xám,…
– Thán thư trên cây hồ tiêu.
– Bệnh trên cây cà chua: Mốc lá, lá bị đốm, bạc lá sớm, xuất hiện phấn trắng,…
– Phòng, trị bệnh phấn trắng trên cây dưa chuột và ở một số loại dưa khác.
– Trị một số bệnh phổ biến trên đậu cô ve như gỉ sắt, đốm lá, bệnh thán thư,…
– Phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả cho các loại rau thuộc họ cải ví dụ như cải thảo.
– Bệnh đốm đen, cháy bìa lá, gỉ sắt, đốm tím, lá bạc sớm,… trên cây hành, tỏi.
4. Lưu ý khi dùng Difenoconazole trị bệnh trên cây trồng
– Hoạt chất Difenoconazole sẽ có hiệu quả trị nấm bệnh cực mạnh nếu được phun sớm ở giai đoạn đầu của bệnh trên cây trồng.
– Difenoconazole có thể được trộn chung để trị nấm cùng với hầu hết những loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm khác như Azoxystrobin, Propiconazole, Tebuconazole,…
– Không nên trộn hoạt chất Difenoconazole cùng với các loại chế phẩm có chứa đồng. Trong trường hợp bắt buộc trộn chung Difenoconazole với chế phẩm đồng thì bạn cần tăng liều lượng hoạt chất Difenoconazole hơn 10% và cung cấp đủ lượng nước tiêu thụ trong quá trình phun thì mới đạt hiệu quả.
– Tuyệt đối không được lạm dụng hoạt chất Difenoconazole trong quá trình trồng trọt. Cách tốt nhất là bạn không nên dùng hoạt chất Difenoconazole quá 3 lần cho mỗi mùa vụ.
5. Mức độ độc hại của Difenoconazole
– Trong cây Difenoconazole chuyển hóa thành triazolylalanine và triazolylacetic acid, một phần bị hydroxy hóa vòng phenyl. Quá trình này tạo ra các chất không gây độc cho cây.
– Trong đất dư lượng của Difenoconazole được cho rằng có nguồn gốc từ rễ và thân cây được phun thuốc có chứa hoạt chất này. Do đó dư lượng của nó có thể tồn tại cho đến vụ sau. Thông thường mức độ dư lượng suy giảm 50% (DT50) là 50 – 150 ngày. Còn trong nước chỉ là 2 ngày.
– Difenoconazole độc với các động vật, thực vật thủy sinh và với các loại côn trùng bắt mồi.
6. Thuốc trừ nấm bệnh cây trồng hoạt chất Difenoconazole
Hiện hoạt chất Difenoconazole đã được Việt Thắng nghiên cứu, phối trộn cùng hoạt chất Azoxystrobin dưới tên thương phẩm thuốc trừ bệnh cây trồng Asmaitop 325SC.
Hỗn hợp 2 hoạt chất Azoxystrobin + Diefnoconazole là thuốc trừ bệnh có tính lưu dẫn và nội hấp mạnh, diệt nấm bệnh ngay sau khi phun, có phổ tác dụng rộng nên rất hiệu quả.
Đặc trị trừ các bệnh:
– Lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đạo ôn, khô vằn hại lúa
– Nấm hồng hại cao su, gỉ sắt hại cà phê
– Thán thư, thối quả, nứt quả, loét sẹo quả (Cam, nhãn, vải, na, hồng, đậu đỏ,…)
– Thối rễ do nấm tuyến trùng
Quý bà con và đại lý có nhu cầu tìm hiểu sử dụng thuốc trừ bệnh cây Asmaitop 325SC vui lòng liên hệ Việt Thắng Hà Nội theo số hotline 089 958 3456 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
- Rệp sáp gây hại trên cây xoài và biện pháp phòng trừ
- Tình hình sâu bệnh gây hại lúa tuần 02 tháng 5 năm 2022
- Bệnh thối nhũn bắp cải: nguyên nhân và biện pháp phòng trừ
- Bộ NN-PTNT: Chấn chỉnh hiện tượng chặt bỏ cà phê xen canh sầu riêng ở Tây Nguyên
- Top 3 loại thuốc trừ cỏ cho cây dứa tốt nhất hiện nay