các loại sâu bệnh gây hại trên cây súp lơ và thuốc phòng trừ

Các loại sâu bệnh gây hại trên súp lơ và thuốc phòng trừ

Giống như nhiều cây họ cải khác, súp lơ (bông cải) rất dễ bị sâu bệnh tấn công gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng. Ngày hôm nay, Việt Thắng Hà Nội mời bà con cùng tìm hiểu các loại sâu bệnh gây hại trên cây súp lơ và thuốc phòng trừ.

1. Các loại sâu gây hại súp lơ phổ biến

1.1. Sâu tơ trên cây súp lơ

Sâu tơ non và sâu lớn gây hại súp lơ bằng cách ăn toàn bộ lớp biểu bì ở lá súp lơ làm cho lá bị thủng nhiều chỗ, trông xơ xác. Sâu bướm thường hoạt động về đêm, nó đẻ trứng theo cụm hoặc theo dây dọc ở mặt dưới lá. Nếu không kịp thời diệt trừ nhanh chóng thì có thể bùng dịch trên diện rộng gây thiệt hại không nhỏ.

1.2. Sâu xám hại súp lơ

Sâu xám gây hại trên cây súp lơ khi cây còn nhỏ. Sâu xám thường phát sinh mạnh trong thời tiết lạnh và độ ẩm cao. Sâu non có màu xám hoặc đen sẫm, đầu màu nâu đậm, phần bụng nhạt hơn, u lông phát triển trên đốt lưng. Sâu non gặm biểu bì lá cây làm lá bị thủng. Sâu xám lớn sống dưới đất, đêm đến sẽ bò lên cắn đứt gốc cây, sau đó sâu chui vào trong ăn phần non mềm làm cho cây súp lơ bị héo và chết đi nhanh chóng.

2. Các loại bệnh gây hại thường gặp trên cây súp lơ

2.1. Bệnh cháy lá súp lơ

Bệnh cháy lá ở cây súp lơ là bệnh do loại vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm hại. Vi khuẩn xâm nhập qua những vết thương do côn trùng hoặc gió mưa, cơ giới. Đây là loại bệnh rất hay gặp trên cây súp lơ, nó gây hại trên cả cây giống lẫn cây đã lớn, hơn nữa còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

2.2. Bệnh sương mai trên súp lơ

Bệnh sương mai trên súp lơ là loại bệnh do nấm Peronospora parasitica gây ra: Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bán nguyệt xuất hiện ở mép lá hoặc phần cuối cuống lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh tối hoặc vàng nâu, sau chuyển thành màu đen, giữa mô bệnh sẽ có lớp mốc xám bao phủ lên. Sau một thời gian thì vết bệnh sẽ khô lại, chuyển thành màu đen hoặc màu nâu. Các vết bệnh ngày càng lan nhanh, rộng và liên kết với nhau thành từng mảng cháy lớn trên lá khiến lá vàng và rụng.

2.3. Súp lơ bị bệnh lở cổ rễ

Đây là căn bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bông súp lơ, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ trong đất tăng cao.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh lở cổ rễ hại súp lơ là phần thân tiếp giáp mặt đất xuất hiện những vết lõm sâu, có màu hơi sẫm. Cây sẽ bị phát triển kém, bông nhỏ. Toàn bộ bông súp lơ bị hại có thể bị thối khô, bắt đầu từ những chiếc lá bao quanh phía ngoài. Trên vị trí bị thối sẽ có các hạch nhỏ màu nâu.

3. Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây súp lơ

3.1. Thuốc trừ sâu cho cây súp lơ

  • Thuốc trừ sâu Tasieu 1.9EC

– Hoạt chất: Emamectin benzoate 19g/l

– Đặc điểm: Thuốc trừ sâu Tasieu 1.9EC có hiệu lực mạnh và kéo dài, trừ được nhiều loại sâu, nhện, rầy, rệp, bọ trĩ khó trị và đã bị kháng thuốc cho rau màu, hoa, cây cảnh, cây ăn trái.

  • Thuốc trừ sâu sinh học Reasgant 3.6EC

– Hoạt chất: Abamectin

– Đặc điểm: Thuốc trừ sâu Reasgant 3.6EC an toàn với cây trồng, người và vật nuôi, sử dụng hiệu quả trong phòng trừ nhiều loại côn trùng miệng nhai và chích hút trên nhiều loại cây trồng. Trên rau màu, Reasgant 3.6EC phòng trừ hiệu quả sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy, rệp, nhện đỏ.

  • Thuốc trừ sâu sinh học Delfin 32WG

– Hoạt chất: Bacillus Thuringiensis

– Đặc điểm: Với thành phần được lên men từ vi khuẩn, thuốc trừ sâu Delfin 32WG an toàn với người, vật nuôi và côn trùng có ích. Sản phẩm được sử dụng để trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả, sâu xanh da láng, sâu đo (sâu que), sâu róm cho rau sạch, rau hữu cơ. Thích hợp cho phòng trừ tổng hợp IPM. Sau phun 1 ngày có thể thu hoạch.

3.2. Thuốc trừ bệnh cho cây súp lơ

  • Thuốc trừ bệnh Daconil 500SC

– Hoạt chất: Chlorothalonil 500g/l

– Đặc điểm: Thuốc trừ bệnh cây trồng Daconil 500SC là thuốc trừ nấm bệnh tiếp xúc mạnh, trị bệnh và phòng trừ được 250 loại bệnh trên 200 loại cây trồng khác nhau. Hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài, thuốc có chất bám dính tốt, sau khi phun gặp mưa ít bị rửa trôi.

  • Thuốc trừ bệnh Fovathane 80WP

– Hoạt chất: Mancozeb

– Đặc điểm: Thuốc trừ bệnh Fovathane 80WP là thuốc nội hấp, lưu dẫn cực mạnh trị nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: sương mai, giả sương mai, đốm lá, rỉ sắt, thối nhũn, nấm hồng, vàng rụng lá, đạo ôn.

  • Thuốc trừ bệnh Valivithaco 3SC

– Hoạt chất: Validamycin

– Đặc điểm: Hoạt chất Validamycin được chiết xuất từ nấm men Streptomyces an toàn cho con người, thực phẩm và môi trường, sử dụng phù hợp cho chương trình nông sản sạch. Thuốc Valivithaco 3SC hiệu quả trong đặc trị bệnh chết ẻo cây con do thối rễ, thối gốc, lở cổ rễ trên các loại rau màu.

  • Thuốc trừ bệnh Kamsu 2SL

– Hoạt chất: Kasugamycin

– Đặc điểm: Kamsu 2SL là thuốc trừ bệnh cây trồng có tính nội hấp, lưu dẫn. Hoạt động như một loại thuốc kháng sinh cho cây trồng, Kasugamycin ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, phòng trừ hiệu quả các bệnh héo xanh, thán thư, lở cỗ rễ, thối nhũn, loét sẹo, cháy lá… cho rau màu, cây ăn trái.

Trên đây là tổng hợp các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây súp lơ cũng như các loại thuốc phòng trừ hiệu quả. Để được tư vấn về thuốc bảo vệ thực vật cho rau màu và các loại cây trồng khác cũng như thông tin đại lý phân phối của Việt Thắng trên toàn quốc, bà con có thể liên hệ Việt Thắng Hà Nội theo số hotline 089 958 3456.