bệnh loét sọc mặt cạo cao su

Bệnh loét sọc mặt cạo cao su và biện pháp phòng trừ

Bệnh loét sọc mặt cạo cao su hay còn gọi là bệnh loét sọc miệng cạo cao su là bệnh hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa mưa. Cây cao su bị bệnh dẫn đến giảm sản lượng mủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tái tạo vỏ mới của cây. Cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo hại cao su qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu bệnh loét sọc mặt cạo cao su

1. Tác nhân gây bệnh loét sọc mặt cạo trên cây cao su

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora và Phytophthora botryosa gây ra. Bệnh phá hủy mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh, đưa đến hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc cạo mủ sau này.

2. Điều kiện phát sinh phát triển nấm gây bệnh loét sọc mặt cạo cao su

– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26-280C, ẩm độ không khí hơn 90%.

– Bào tử lan truyền qua nước và gió, xâm nhập vào vết cạo.

– Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa, từ tháng 8 – 10 ở miền Nam,tháng 10 – 2 ở miền Trung và miền Bắc.

– Bệnh phát triển nặng ở vườn bón thừa đạm, chế độ cạo quá dày, cạo phạm vào gỗ, cạo khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa…

– Mức độ nhiễm bệnh khác nhau tùy theo giống cao su.

3. Triệu chứng cây cao su bị bệnh loét sọc mặt cạo

– Triệu chứng đầu tiên không rõ rệt với những sọc nhỏ hơi lỏm vào, có mầu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây. Sau đó, chúng liên kết lại thành từng mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương, có mùi hôi thối.

– Dưới vết bệnh thường có đệm mủ và những sọc đen trên gỗ, lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ. Khi cây bị bệnh nặng vết bệnh có thể phá hủy toàn bộ mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc khai thác sau này.

Biện pháp phòng trừ bệnh loét sọc mặt cạo cao su

1. Biện pháp canh tác

– Chọn giống ít nhiễm bệnh

– Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, để tạo sự thông thoáng trong vườn cây.

– Không tạo tán cây cao su quá thấp.

– Bón phân tránh bị dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh.

– Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp vì dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa.

– Định kỳ vệ sinh mặt cạo, miệng cạo.

2. Biện pháp hóa học

– Phun thuốc Rorigold 720WP hoặc dùng cọ quét dung dịch thuốc trên mặt cạo sau khi thu mủ (trước khi quét dùng dao cắt bỏ phần vỏ bị bệnh, cạo nhẹ chỗ gỗ bị thâm đen, lau sach mủ rồi quét thuốc). Quét thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.