Bệnh chết ẻo cây con ở dưa hấu còn được biết đến với tên gọi bệnh lở cổ rễ hoặc thối gốc cây con dưa hấu. Bệnh thường gặp ở những khu vườn không được xử lý đất tốt, nếu không kịp thời phòng ngừa bệnh sẽ lây lan rất nhanh làm hỏng cả vườn. Để phòng ngừa bệnh chết cây con dưa hấu, bà con cần nắm rõ tác nhân và triệu chứng gây hại, từ đó có những biện pháp quản lý, ngăn chặn bệnh kịp thời.
Tìm hiểu bệnh chết cây con dưa hấu
1. Tác nhân gây bệnh chết ẻo cây con ở dưa hấu
Bệnh lở cổ rễ dưa hấu gây chết ẻo cây con do nhiều loại nấm gây ra như Pythium spp., Rhizoctonia solani và Fusarium spp.. Trong đó, các loài thuộc chủng nấm Pythium và Rhizoctonia là tác nhân chính.
2. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh chết rạp cây con dưa hấu
– Bệnh thường phát sinh, phát triển trong các vùng trồng dưa và các cây rau màu.
– Hạt giống, cây giống mang mầm bệnh và chưa được xử lý trước gieo trồng.
– Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn nên bị nén chặt.
– Đất trũng thấp, ẩm ướt, và có nhiều loài sâu hại sống trong đất như bọ nhảy sọc cong cũng khiến bệnh dễ phát sinh, phát triển mạnh.
– Bệnh chết cây con dưa hấu thường phát triển trong điều kiện nóng, ẩm mưa nhiều và thường xảy ra trên đất cát nhiều hơn đất thịt.
– Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân cây của vụ trước.
3. Triệu chứng dưa hấu bị bệnh chết ẻo cây con
– Bệnh chết cây con ở dưa hấu thường phát sinh gây hại khi cây con mới mọc được 1 – 2 lá thật.
– Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất làm cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ ngã.
– Nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết do bộ rễ không thể cung cấp dinh dưỡng lên thân cây nữa.
– Bệnh này không chỉ gây hại cho cây con mà trong giai đoạn ra hoa đậu quả loại còn gây thối đít quả.
Biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con dưa hấu
1. Biện pháp canh tác
– Vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Nếu ruộng thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng, ví dụ bón vôi bột, cày đất phơi ải nếu có điều kiện trước khi trồng.
– Lên luống cao để đất và ruộng được khô ráo, thoát nước. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.
– Bón lót phân chuồng đã được ủ với nấm đối kháng Trichoderma để đất được tơi xốp, thoát nước. Hoặc sử dụng các loại phân vi sinh có chứa nấm đối kháng.
– Sử dụng giống kháng bệnh, giống đã được xử lý trước gieo trồng. Sử dụng hạt giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế nguồn bệnh.
– Khi chăm sóc, tránh làm xây xát và làm đứt rễ.
– Tưới tiêu nước thật tốt, nên tưới theo rãnh, không tưới lên mặt luống, hạn chế để ruộng quá ẩm.
– Khi cây vừa mọc, nếu ruộng đã từng bị bệnh chết
2. Biện pháp hóa học
2.1. Thuốc trừ bệnh lở cổ rễ gây chết cây con dưa hấu Valivithaco 3L
Valivithaco 3SL là thuốc có chứa hoạt chất Validamycin được chiết xuất từ sự lên men của vi khuẩn Steptomyces hygoroscopicus cùng các thành phần và tá dược khác. Thuốc an toàn cho cây và môi trường, thích hợp để trị bệnh chết ẻo cây con ở dưa hấu và các loại cây họ bầu bí…
Hướng dẫn sử dụng:
– Lượng nước pha phun: 400 – 600 lít/ha
– Phun khi vết bệnh xuất hiện khoảng 5%
– Thời gian cách ly: ngừng phút thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
2.2. Thuốc đặc trị bệnh chết ẻo cây con dưa hấu Kamsu 2SL
Hoạt chất Kasugamycin chứa trong thuốc trừ bệnh cây trồng Kamsu 2SL là hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ Nhật Bản, có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của virus và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Thuốc làm ức chế quá trình tổng hợp protein ở nấm, làm cho tác nhân gây bệnh không thể phát triển. Với phổ tác động rộng và khả năng lưu dẫn rất tốt, thuốc sẽ làm cho vi khuẩn, nấm chết nhanh và hiệu quả lâu dài.
Kamsu 2SL dùng để đặc trị các bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra như lở cổ rễ, thối nhũn, thối đen, bạc lá, đốm sọc trên các cây như lúa, dưa chuột, bí xanh, dưa hấu…
Hướng dẫn sử dụng:
– Cách pha phun: pha 20 – 30ml thuốc với bình 10 lít nước
– Lượng thuốc dùng: 1.0 – 1.5 lít/ha
– Lượng nước dùng: 400 – 600 lít/ha
– Phun khi bệnh chớm xuất hiện, phun nhắc lại lần 2 sau 7 – 10 ngày
– Thời gian cách ly: 7 ngày
- Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và các biện pháp phòng trừ
- Sâu tơ gây hại trên rau cải và các biện pháp phòng trừ
- Phòng trừ bệnh giả sương mai trên cây dưa chuột (dưa leo)
- Bộ NN-PTNT: Chấn chỉnh hiện tượng chặt bỏ cà phê xen canh sầu riêng ở Tây Nguyên
- Hoạt chất Cypermethrin: Cơ chế tác động và ứng dụng