sâu đục trái gây hại trên cây sầu riêng

Sâu đục trái gây hại trên cây sầu riêng và các biện pháp phòng trừ

Sâu đục trái sầu riêng thường xuất hiện và gây hại phổ biến trên cây sầu riêng ở các tỉnh Nam bộ. Ngoài sầu riêng, chúng còn gây hại trên cả cây ổi, chôm chôm, mãng cầu xiêm… Do cây ký chủ của sâu tương đối phong phú, mặt khác  phần lớn thời gian con sâu lại nằm bên trong trái nên việc phòng trừ gặp khá nhiều khó khăn.

Bài viết sau đây Việt Thắng Hà Nội chia sẻ đến bà con cách nhận biết sâu đục trái sầu riêng và các biện pháp phòng trừ sâu đục trái hiệu quả.

Tìm hiểu về sâu đục trái sầu riêng

1. Sâu đục trái sầu riêng là gì?

– Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis, thuộc họ Ngài sáng và Bộ cánh vảy.

– Nếu bị sâu gây hại sớm từ lúc trái còn non  thường dễ làm cho trái bị rụng sớm, nếu tấn công khi trái đã lớn thì sẽ làm cho trái mất giá trị thương phẩm, và cũng rất dễ làm cho trái bị hư thối khi gặp điều kiện ẩm ướt của mùa mưa hoặc sương đậm kéo dài.

2. Đặc điểm sinh thái của sâu đục trái hại sầu riêng

Sâu đục trái có 3 thời kì phát triển:

  • Thời kì trứng và nhộng:

– Trứng của sâu đục trái có hình bầu dục, có kích thước khoảng
2 – 2.5 mm.

– Nhộng mới nở sẽ có màu nhạt sau đó chuyển sang màu nâu đậm với kích thước từ 6 – 8 mm, sau khoảng 8 ngày nhộng sẽ nở thành ấu trùng.

  • Thời kì ấu trùng:

– Ấu trùng sâu đục trái có chiều dài khoảng 10 – 22 mm, có màu hồng hoặc màu tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, có 2 đốt ngực trước và sau.

– Trên lưng có những đốm màu nâu nhạt, có lông cứng nhỏ, lỗ thở màu đen.

  • Thời kì thành trùng sâu đục trái:

– Thành trùng của sâu đục trái có kích thước nhỏ.

– Chiều dài thân 6 mm với sải cánh từ 14 – 20 mm, toàn thân có màu vàng và có nhiều chấm đen.

– Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm.

3. Đặc điểm gây hại của sâu đục trái trên sầu riêng

– Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống của trái non, sâu non nở ra sẽ đục vào vỏ trái sầu riêng để chui vào tấn công thịt quả.

– Sâu khi cỡ đầu nhang sẽ chui ra làm nhộng trên các lá khô để sinh trưởng và phát triển rồi lại tiếp tục tấn công quả.

– Sâu gây hại từ lúc trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng sâu hại nặng nhất là khi trái sầu riêng bắt đầu vô cơm cho tới khi trái chín.

– Đường đục sẽ là nơi cho chúng hóa nhộng, chui ra ngoài để nhả tơ kết kén ngay bề mặt gai. Chu kì này diễn ra khoảng 1 tuần.

– Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ bị sâu đục, phân sẽ đùn ra ngoài, gặp mưa hay điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm bệnh gây hại. Nấm bệnh gây hại nghiêm trọng thường gặp là nấm Phytophthora palmivora, gây ra bệnh thối trái trên cây sầu riêng.

– Trái bị sâu gây hại khi còn nhỏ sẽ bị biến dạng và rụng, nếu bị sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm giảm chất lượng trái.

– Trái sầu riêng mọc thành chùm ngay phần tiếp giáp giữa trái này với trái kia thường hay bị sâu đục trái tấn công. Vì vậy, trên cây sầu riêng để trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn so với trái dạng đơn.

Biện pháp phòng trừ sâu đục trái ở sầu riêng

1. Biện pháp canh tác

– Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của sâu đục trái.

– Sử dụng túi chuyên dụng để bao trái sầu riêng .

– Tỉa bỏ, thu dọn các trái bị sâu đục trái tấn công để tiêu hủy.

– Đối với những chùm có quá nhiều trái cần chủ động tỉa bớt, vừa giúp cây đạt năng suất vừa hạn chế được sự phát triển của sâu đục trái.

– Dùng giấy bìa cứng hoặc cây que chêm giữa hai trái trong chùm , để tránh cho các trái tiếp xúc với nhau, vì những chỗ hai trái tiếp xúc nhau thường là những chỗ sâu hay đục vào.

2. Biện pháp sinh học

Nuôi và phát triển những loài thiên địch của sâu đục trái như kiến vàng, ong ký sinh… giúp kiểm soát sâu đục trái gây hại

3. Biện pháp hóa học

Khi trên vườn có khỏang 10% số trái bị sâu gây hại, hoặc ở những vườn thường xuyên bị sâu gây hại hàng năm thì từ lúc cây có trái non có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt diệt sâu như: Vithadan 18SL, Discid 25EC, Wamtox 100EC… Sau đó khoảng 10-15 ngày phun tiếp lần 2.