Sâu đục thân hại ngô là loại côn trùng gây hại quanh năm và gây hại nặng trên cây ngô. Tỉ lệ cây bị hại có thể lên tới 80 – 90% nến không được phòng trừ kịp thời. Để giúp bà con nhận biết và phòng trừ sâu đục thân hại ngô hiệu quả, Việt Thắng Hà Nội xin chia sẻ đến bà con các đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục thân trên cây ngô trong bài viết sau.
Tìm hiểu về sâu đục thân hại ngô
1. Sâu đục thân hại ngô là gì?
Sâu đục thân hại ngô (bắp) có tên khoa học là Ostrinia nubilalis hay Ostrinia furnacalis, còn được biết tới với tên gọi là sâu đục thân châu Á. Cần phân biệt rõ loài sâu đục thân ngô và sâu đục trái ngô là loài Heliothis armigera. Sâu đục thân ngô gây hại rất nặng trên nhiều vùng trồng ngô ở nước ta.
2. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân trên cây ngô
Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày bao gồm 4 pha phát dục: trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng, bướm. Trong đó thời gian trứng 5 – 6 ngày, sâu con 20 – 25 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, bướm đẻ trứng 1 – 2 ngày.
– Trứng: Đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá, hình bầu dục dẹt, khi mới đẻ có màu trắng sữa, trên mặt trơn bóng, sau có một chấm đen rõ dần lên.
– Sâu non: Màu nâu vàng , có những vạch nâu mờ chạy dọc trên lưng từ đầu đến cuối mình sâu.
– Nhộng: Nhộng cái lớn hơn nhộng đực
– Bướm trưởng thành: Thân dài, cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt, có 2 đường vân màu thẫm chạy trên cánh theo hình gấp khúc. Mép trước và mép ngoài màu đậm hơn giữa cánh trở về mép sau. Cánh sau có màu sáng hơn và các đường vân màu nhạt hơn cánh trước.
3. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân ở ngô
– Sâu đục thân ngô ưa thích nhiệt độ tương đối cao, khoảng 25 – 30 0C, ẩm độ trên 80 %.
– Con trưởng thành cái dài khoảng 13 – 15 mm, sải cánh rộng khoảng 30 – 35 mm, cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng. Chúng họat động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.
– Con cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của những lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ có vài chục trứng, đôi khi lên đến trên một trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300 – 500 trứng, đôi khi lên đến trên 1.000 trứng, khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa.
– Sau khi đẻ khoảng trên dưới một tuần lễ (tùy theo mùa vụ trong năm) thì trứng nở, trứng thường nở vào buổi sáng. Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá bắp hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay trái bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang thân. Cây bắp bị sâu hại sẽ kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt.
– Sâu đục thân ngô xuất hiện trong cả 12 tháng/năm nhưng phát sinh và gây hại nhiều nhất vào các tháng trong mùa hè và mùa thu (vì 2 vụ ngô này độ ẩm và nhiết độ thích hợp nhất cho sâu phát triển). Ở các vùng màu, vùng bãi trồng ngô liên tiếp trong năm, sâu phá hại ngô chuyển tiếp qua các vụ.
– Tỷ lệ cây bị sâu đục thân ngô vụ hè và vụ thu có năm tới 60-100% làm năng suất giảm 20-30%. Vì vậy, khi trồng ngô ở vụ hè và vụ thu trong năm, nông dân cần theo dõi, thăm đồng thường xuyên nhất là khi ngô xoáy nõn( sắp trỗ cờ) để có những biện pháp tác động tích cực cũng như phòng trừ sâu có hiệu quả cao( sâu tuổi nhỏ 1 đến 3 – chưa chui xuống thân và bắp).
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô
1. Biện pháp canh tác
– Luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước… để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân…
– Sau khi thu hoạch, sử dụng thân cây ngô cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, con nhộng còn nằm bên trong thân cây, hạn chế sâu truyền qua vụ sau.
– Ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.
– Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở khi chúng còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây.
2. Biện pháp hóa học
Khi mật độ sâu cao có thể phun xịt một trong các lọai thuốc như: Vithadan 95WP, Crymerin 50EC.
2.1. Thuốc trừ sâu đục thân Vithadan 95WP
Thuốc trừ sâu Vithadan 95WP có thành phần chính là hoạt chất Nereistoxin 95%. Sử dụng hiệu quả trong đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ (bù lạch) hại lúa, dòi đục lá hại rau màu, rầy rệp hại cây có múi.
Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng TẠI ĐÂY.
2.2. Thuốc trừ sâu Crymerin 50EC
Thuốc trừ sâu Crymerin 50EC với hoạt chất Permethrin được đăng ký chính thức để trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, sâu khoang, sâu róm, rệp sáp, mọt đục cành…
Hướng dẫn sử dụng:
– Pha 7 – 15 ml cho bình 10 lít nước
– Lượng thuốc pha: 0.4 – 0.6 lít/ha
– Lượng nước pha: 400 – 500 lít/ha
– Phun ướt đều trên lá cây trồng sau khi sâu hại mới phát sinh.
– Thời gian cách ly: 10 ngày