Việt Thắng Hà Nội mời bà con cùng cập nhật tình hình sâu bệnh gây hại lúa trên cả nước trong tuần 2 tháng 5 năm 2022 (từ ngày 06 đến ngày 12). Thông tin được trích dẫn từ Báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Tình hình sinh trưởng của cây lúa trên cả nước
1. Các tỉnh Bắc Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Trên đồng ruộng hiện nay có 723.905 ha/ 724.759 ha (đạt 99,9 % so với kế hoạch). Hiện nay đã có 545.123 ha lúa đã trỗ (chiếm 75,3% diện tích lúa xuân 2022). Cụ thể:
Vụ/ Trà lúa | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích (ha) |
Trà sớm | Ngậm sữa- chắc xanh- TH | 34.894 |
Trà chính vụ | Trỗ- phơi màu | 241.120 |
Trà muộn | Phân hóa đòng- trỗ | 447.891 |
Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch) | 723.905/ 724.759 | |
Tổng diện tích lúa trỗ đến ngày 11/5/2022 | 545.123 |
2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích đã gieo cấy 349.814 ha/ 348.000 ha (đạt 100,52 % so với kế hoạch); đã thu hoạch 34.077 ha lúa xuân sớm (chiếm khoảng 9,7% diện tích gieo trồng), còn lại trên đồng ruộng 315.737 ha. Cụ thể:
Trà lúa | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích gieo trồng (ha) | Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Xuân sớm | Chín sáp- thu hoạch | 80.597 | 34.077 |
Xuân chính vụ | Chín sữa- chín sáp | 217.051 | |
Xuân muộn | Trỗ- chín sữa | 52.166 | |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) | 349.814/ 348.000 |
3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 326.113 ha/ 313.972 ha (đạt 104 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 300.352 ha (chiếm 92,1 % diện tích), diện tích còn lại trên đồng ruộng 25.762 ha (chiếm 7,9 % diện tích). Cụ thể:
Khu vực | Trà | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) |
Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Đồng Bằng | Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) | 234.814/ 228.605 | ||
Sớm | Thu hoạch xong | 0 | 57.497 | |
Chính vụ | Thu hoạch xong | 0 | 104.538 | |
Muộn | Chín – thu hoạch | 920 | 71.859 | |
Tây Nguyên | Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) | 91.300/ 85.367 | ||
Sớm | Thu hoạch xong | 0 | 12.781 | |
Chính vụ | Thu hoạch xong | 0 | 28.238 | |
Muộn | Chín – thu hoạch | 24.842 | 25.439 | |
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) | 326.560/ 313.972 |
- Lúa Xuân Hè 2022: Diện tích đã gieo cấy 5.238 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn Đẻ nhánh- đứng cái, tập trung tại tỉnh Bình Định.
– Lúa Hè Thu 2022: Tính đến ngày 12/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 39.610 ha/ 445.680 ha (đạt 09 % so với kế hoạch), sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn xuống giống – mạ – đẻ nhánh. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Lâm Đồng,…
4. Các tỉnh Nam Bộ
– Lúa Đông Xuân 2021 – 2022: Diện tích 1.583.483 ha, đã thu hoạch xong;
– Lúa Hè thu 2022: Tính đến ngày 12/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 1.060.034 ha/ 1.610.784 ha (đạt 65,81% so với kế hoạch). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Diện tích đã thu hoạch (ha) |
Mạ | 362.835 | |
Đẻ nhánh | 353.811 | |
Đòng – trỗ | 184.942 | |
Chín | 122.594 | |
Thu hoạch | 35.852 | |
Tổng cộng | 1.060.034 |
Các loài sâu bệnh gây hại chủ yếu trên lúa trong tuần 2 tháng 5 năm 2022
1. Bệnh đạo ôn
– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.497 ha (tăng 1.793 ha so với kỳ trước, tăng 2142 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 4 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 8.628 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Bình Yên Bái, Gia Lai, Bình Thuận, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 3.654 ha (tăng 1.313 ha so với kỳ trước, tăng 2.210 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 283 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 107 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đăk Lak, Quảng Nam,…
2. Bệnh đen lép hạt
Diện tích nhiễm 1.937 ha (giảm 4.760 ha so với kỳ trước, giảm 1.210 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 337 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.129 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai châu, Bắc Giang,Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Quảng Nam, Ninh Thuận,…
3. Bệnh bạc lá
Diện tích nhiễm 7.356 ha (tăng 413 ha so với kỳ trước, tăng 2.909 ha so với CKNT), nhiễm nặng 549 ha, mất trắng 05 ha tại tỉnh Nghệ An; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.250 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Sóc Trăng, Đồng Tháp,….
4. Bệnh khô vằn
Diện tích nhiễm bệnh khô vằn lúa trên cả nước chiếm 65.704 ha (tăng 8.757 ha so với kỳ trước, giảm 19.581 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 3.201 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 49.684ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Định, Phú Thọ, Điện Biên, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Nam, Hậu Giang,…
5. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
Diện tích nhiễm bệnh toàn vùng 597 ha (giảm 129 ha so với tuần trước); tỷ lệ bệnh phổ biến 2,5-8% dảnh, nơi cao > 10% dảnh với diện tích 349 ha. Bệnh xuất hiện gây hại tại tỉnh Kiên Giang (569 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Giồng Riềng) và Hậu Giang (28 ha, tập trung chủ yếu tại thị xã Long Mỹ ).
Phát sinh và gây hại cục bộ chủ yếu tại tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; tỷ lệ hại nơi cao 10-20%, cục bộ 40-50%. Diện tích nhiễm 810 ha (cao hơn 60 ha so với kỳ trước), đã tổ chức phòng trừ trên diện tích 666 ha.
6. Rầy hại lúa
Diện tích nhiễm 961ha (tăng 301 ha so với kỳ trước, giảm 271 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 09 ha; đã phòng trừ trong kỳ 263 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam, Đăk Lak,…
7. Sâu cuốn lá nhỏ
Diện tích nhiễm sâu cuốn lá lúa loại nhỏ trên cả nước là 1.850 ha (tăng 617 ha so với kỳ trước, tăng 1.053 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 08 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.411ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận, Đăk Lak, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Yên Bái,
8. Sâu đục thân 2 chấm
Diện tích nhiễm 1.185 ha (tăng 746 ha so với kỳ trước, giảm 789 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 124 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận, Đăk Lak, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái, …
9. Ốc bươu vàng
Diện tích lúa bị ốc bươu vàng gây hại 6.227 ha (tăng 1.034 ha so với kỳ trước, tăng 2.520 ha so với CKNT); nhiễm nặng 35 ha, đã phòng trừ trong kỳ 2.348 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang, Tây Ninh,Bình Thuận,…
10. Chuột
Diện tích nhiễm 6.814 ha ( giảm 643 ha so với kỳ trước, giảm 108 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 241 ha; diện tích trừ chuột trong kỳ 1.208 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Trung Bộ, Thái Bình, Điện Biên, Hà Nội, An Giang, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang ,….
Dự báo sinh vật gây hại trên lúa trong giai đoạn tiếp theo
1. Các tỉnh Bắc Bộ
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên những diện tích đã bị đạo ôn lá và các giống nhiễm nếu khi trỗ gặp điều kiện thời tiết có mưa, ẩm, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại tập trung trên những diện tích lúa xanh tốt và chưa được phun trừ hoặc phun kém hiệu quả đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng ven biển (Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh,…);
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy lứa 3 nở, gây hại tăng trên các giống lúa nhiễm, trà sớm – chính vụ; hại nặng diện hẹp chủ yếu trên ruộng chân vàn trũng, sẽ có cháy ổ cục bộ trên trà lúa chắc xanh – đỏ đuôi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời;
– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ sau 15/5;
Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, .. gây hại tăng trên các giống lúa nhiễm sau các trận mưa dông; bệnh đen lép hạt, chuột, … tiếp tục hại.
2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn, giai đoạn trỗ – chín;
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân muộn, giai đoạn trỗ – ngậm sữa. Đặc biệt trên những vùng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, vùng ổ dịch nhiễm bệnh hằng năm, vùng gieo trồng giống nhiễm, bón thừa đạm;
– Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa Đông Xuân chính vụ – muộn, hại nặng cục bộ trên những diện tích gieo cấy dày, bón thừa đạm;
– Bệnh bạc lá vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa chính vụ – muộn, giai đoạn trỗ – chín sữa, gây hại nặng trên trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, dông, gió lớn;
– Bệnh đen lép hạt: Phát sinh gây hại tăng trên trà lúa trỗ tại các tỉnh trong vùng khi gặp điều kiện thời tiết âm u, có mưa, độ ẩm cao, sương mù kéo dài…
3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, sâu keo, bệnh đạo ôn lá… tiếp tục gây hại trên lúa Xuân Hè và lúa Hè Thu sớm giai đoạn mạ – đẻ nhánh – đứng cái, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Chuột tiếp tục gây hại rải rác lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu giai đoạn mạ – đẻ nhánh.; Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước và gây hại lúa Xuân Hè (Bình Định) và lúa Hè Thu sớm giai đoạn xuống giống – mạ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
4. Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng chủ yếu rầy tuổi 4-5 và rải rác có trưởng thành, xuất hiện gây hại phổ biến ở mức nhẹ -trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trỗ.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Có khả năng tiếp tục phát triển trên trà lúa Hè Thu 2022, nhất là trên những ruộng gieo sạ không theo đúng lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
– Bệnh đạo ôn, bạc lá, đen lép hạt: Do điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch thuận lợi cho bệnh phát triển. Dự báo, trong thời gian tới diện tích, mức độ hại có thể gia tăng, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.
Ngoài ra, thời tiết trong khu vực thời gian tới mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng phát triển và lây lan gây hại, đặc biệt trên những chân ruộng thấp trũng mới gieo sạ. Chú ý theo dõi đối tượng này, khuyến cáo áp dụng các biện pháp canh tác để diệt trừ.