rệp sáp gây hại trên cây có múi

Rệp sáp gây hại trên cây có múi và biện pháp phòng trừ

Rệp sáp hại cây có múi không chỉ làm rụng bông, trái non mà còn là tác nhân cho nhiều loại nấm bệnh phát triển. Bài viết sau đây Việt Thắng xin thông tin đến bà con các đặc điểm của loài rệp sáp cũng như biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây có múi hiệu quả.

Tìm hiểu về rệp sáp hại cây có múi

1. Rệp sáp hại cây có múi là gì?

Rệp sáp gây hại trên cây có múi gồm 2 nhóm rệp sáp bông (Pseudococcus, Planococcus, Icerya purchasi) và rệp sáp dính (Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus, Saissetia). Chúng gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái và rễ cây có múi. Rệp sáp thường ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi.

2. Đặc điểm hình thái và gây hại của rệp sáp

– Tất cả các loài rệp sáp ở cây có múi đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau (rệp sáp dính) hoặc lớp phấn trắng (rệp sáp phấn). Lớp vỏ của nhóm rệp sáp dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

– Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn (đa số dưới 1 tháng), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Trong điều kiện môi trường thích hợp có khả năng bộc phát nhanh,

– Rệp sáp gây hại quanh năm trên các loại cây có múi, nhưng thời điểm rõ nhất là giai đoạn cây ra bông, xổ nhụy, trái non với những đốm trắng. Cây bị nhiễm nặng có hiện tượng lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng.

– Mật ngọt do rầy tiết ra để dụ kiến còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

3. Triệu chứng cây có múi bị rệp sáp gây hại

– Trên bông: làm teo tóp cuống bông; gây hại ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

– Trên trái non: làm teo tóp cuống trái, trái có gai không đều, méo mó, vàng gai, không lớn được và dễ bị rụng.

– Trên trái lớn: làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ.

– Trên rễ: rễ có dấu hiệu bị phù, chậm phát triển; vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở cho nhiều loại nấm gây bệnh khác phát triển.

Các tố sau giúp bà con sớm phát hiện rệp sáp gây hại: vườn xuất hiện kiến, nấm bồ hóng; trong vườn trồng xen canh cây bơ, ổi,…

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây có múi

1. Biện pháp canh tác

– Không trồng các cây quá dày, thường xuyên tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già, cành nằm khuất không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng.

– Chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ và cân đối theo yêu cầu của cây để cây khỏe mạnh, có sức khỏe chống đỡ với rệp sáp gây hại.

Khi tưới vườn, nên tưới tia nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám để rửa trôi bớt rệp và trứng của chúng.

2. Biện pháp hóa học

– Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non. Phun trực tiếp các loại thuốc trị rệp sáp hại cây có múi như Excel Basa 50EC, Vithadan 95WP, Discid 25EC, Asmai 100WP, Wamtox 100EC vào chỗ có rệp đeo bám. Xem chi tiết các loại thuốc trị rệp sáp tại danh mục THUỐC TRỪ RẦY.

Thuốc đặc trị rệp sáp trên cây có múi Excel Basa 50EC
Thuốc đặc trị rệp sáp trên cây có múi Excel Basa 50EC
Thuốc trừ rệp sáp hại cây có múi Asmai 100WP
Thuốc trừ rệp sáp hại cây có múi Asmai 100WP

– Trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, để khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp để làm trôi bớt rệp.