Cách chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch

Chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Để tạo điều kiện cho cây phục hồi nhanh và phát triển thân cành tốt, bảo đảm cho vụ quả năm sau, sau khi thu hoạch nhãn bà con cần có phương pháp chăm sóc cây đúng kỹ thuật.

Các bước chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch

1. Tỉa cành, tạo tán cho cây nhãn

– Sau mỗi vụ thu hoạch xong là thời điểm cây bị tổn thương nhiều nhất, do việc thu hái quả tác động đến cành lá. Nhiều cây bị gẫy cành, rụng lá nhiều do việc thu hái không được đảm bảo đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, lúc này bà con nên cắt tỉa cành, tạo tán cho cây tạo độ thông thoáng cho cây.
– Bà con sử dụng các dụng cụ cắt tỉa cành chuyên dụng để loại bỏ các cành hư hại trên cây như cưa cắt cành, kéo, dao phát sắc bén cắt bỏ toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt tán, cành không cho ra quả và những cành bị gãy cho thu hái quả.
– Tùy vào việc chăm sóc cây có độ cao bao nhiêu mà tiến hành hạ bớt ngọn cây xuống để tiện cho việc chăm sóc sau này cho cây. Khi tạo tán cho cây, bà con cần chú ý đến việc tạo tán theo hình mâm xôi hoặc theo hình chiếc bánh dày tùy thuộc vào từng cây, nhưng cần đảm bảo độ thông thoáng và đảm bảo mật độ các cành đều nhau, cây được cân đối giữa các cành để hạn chế được sâu bệnh hại phát triển.

2. Vệ sinh xung quanh vườn cây

– Cùng với việc tỉa cành, tạo tán cho cây song song với đó bà con nên tiến hành dọn vệ sinh cỏ dại và các cành lá khô dưới đất do việc thu hái ảnh hưởng. Dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, dùng chổi hoặc cào để thu gom các tàn dư cây xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng.
– Sau mỗi vụ bà con cần tạo lại hệ thống thoát nước cho cây, nhằm đảm bảo độ dốc cho vườn vào vụ mưa tới.

3. Bón phân cho vườn cây nhãn

– Sau khi thực hiện việc cắt tỉa cành và dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, bà con nên bổ sung ngay phân cho mỗi gốc cây để cây có thể phục hồi nhanh sau thu hoạch. Cây mất khá nhiều dinh dưỡng khi tập chung nuôi quả và chịu nhiều tổn thương do thu hoạch, vì vậy bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây như phân bò, phân dê đã ủ hoai mục nhằm tạo độ tơi xốp cho cây, bà con cũng cần bổ sung thêm NPK có lượng đạm cao hoặc các phân đơn như Đạm-Lân-Kali.
– Để bón phân cho cây nhãn hiệu quả nhất bà con nên tạo rãnh cho cây, tán cây rộng tới đâu bà con tạo rãnh tới đó. Đào rãnh rộng từ 20-30 cm, sâu từ 15-20 cm, sau đó bón phân vào rãnh và lấp đất lại.

4. Cung cấp nước tưới cho cây

– Sau khi bón phân cho cây nhãn xong bà con nên bổ sung nước tưới cho cây thường xuyên để cây nhanh chóng được phục hồi. Cây nhãn là loại cây trồng nhiệt đới cần ít nước, tuy nhiên cây cũng cần bổ sung nước thường xuyên. Với thời tiết khô hanh bà con nên tưới nước cho cây 3-4 ngày/lần, trời mát có thể tưới 5-7 ngày/lần cho cây.

5. Phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây nhãn

– Cây nhãn sau khi được chăm sóc đúng kỹ thuật như trên, sau khoảng thời gian ngắn cây bắt đầu cho lộc non đầu tiên. Trong thời gian cây phát sinh lộc non, bà con cần đi thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công để có biện pháp phòng và điều trị.
– Quan sát vườn để nhận biết được sâu bệnh hại tấn công và có thể sử dụng thuốc BVTV tùy vào từng đối tượng gây hại.
Xem chi tiết các loại thuốc trừ bệnh cho cây nhãn TẠI ĐÂY.