Bệnh vàng lùn trên lúa là bệnh hại lúa phổ biến trong những năm gần đây. Bệnh gây ra bởi virus, nếu không có biện pháp phòng trừ sẽ làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng, thậm chí mất trắng. Mời bà con nông dân cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu chi tiết về bệnh vàng lùn ở lúa và các biện pháp phòng trừ qua bài viết sau đây.
Bệnh vàng lùn trên lúa là gì?
Bệnh vàng lùn là bệnh hại lúa do virus gây nên. Lúa bị vàng lùn mang virus cho đến khi thu hoạch. Lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh. Khi bị bệnh ở giai đoạn lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng.
Nguyên nhân gây nên bệnh vàng lùn ở lúa
Bệnh vàng lùn hại lúa do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là rầy nâu. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.
Sau khi chích hút cây bệnh 5 – 10 phút, rầy nâu mang mầm bệnh trong cơ thể. Khoảng 10 ngày sau chúng có thể lan truyền virus gây bệnh sang những cây lúa khỏe khác và có khả năng lây truyền bệnh trong suốt quá trình sống.
Rầy nâu cánh dài mang virus phát tán đi rất xa nên phạm vi lây lan của bệnh rộng. Rầu nâu cánh ngắn mang virus lây lan trong phạm vi hẹp vì không thể di chuyển xa. Virus gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước hay không khí.
Sự phát triển và lây truyền virus gây bệnh vàng lùn ở lúa tùy thuộc vào số lượng cây mang nguồn bệnh, số lượng và sự hoạt động của côn trùng truyền bệnh, sự mẫn cảm của giống lúa với virus, côn trùng và thời tiết.
Triệu chứng lúa bị vàng lùn
Đúng như tên gọi, bệnh vàng lùn trên lúa có triệu chứng nhận biết đầu tiên chính là cây lúa chuyển sang màu vàng và thấp lùn.
– Ban đầu, lá lúa chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam rồi khô đi. Những lá ở phía dưới sẽ bị vàng trước rồi dần lên các lá ở phía trên. Ở trên lá lúa, các điểm màu vàng xuất hiện đầu tiên ở chóp lúa, sau đó lan dần vào bẹ lá. Lúa lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn thường có khuynh hướng xòe ngang.
– Bệnh làm giảm chiều cao và số dảnh trong bụi lúa.Ruộng lúa phát triển không đồng đều. Bệnh lây lan nhanh khiến ruộng lúa chuyển qua màu vàng.
– Rễ lúa kém phát triển, cứng và thối đen.
Triệu chứng bệnh vàng lùn ở lúa xuất hiện khoảng 30 ngày sau khi nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 20 ngày. Thời gian lưu tồn bệnh vàng lùn là 3 – 30 ngày.
Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn trên cây lúa
Bệnh vàng lùn trên lúa chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất là phòng bệnh, bao gồm việc quản lý rầy nâu và kiểm soát virus gây bệnh trên ruộng lúa.
1. Quản lý rầy nâu xâm nhập ruộng lúa
– Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy thật sớm
– Khi phát hiện rầy nâu cánh dài ở giai đoạn mạ với mật độ 7 – 10 con/tép cần phun thuốc trừ rầy ngay vì đây là rầy mới di chuyển đến, khả năng mang mầm bệnh rất cao.
– Khi lúa ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, nếu phát hiện cây bị bệnh phải nhổ bỏ ngay hoặc cày vùi hủy bỏ toàn bộ ruộng lúa để tránh lây lan vì một khi đã nhiễm bệnh sẽ không có cách nào phục hồi, kể cả phun thuốc diệt rầy.
– Sử dụng giống lúa kháng rầy.
2. Kiểm soát virus gây bệnh vàng lùn trên lúa
– Giai đoạn lúa non: Nếu ruộng bị nhiễm bệnh nặng trên 10% thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, bừa cả ruộng để diệt mầm bệnh. Trước khi cày vùi phải phun thuốc trị rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng khác. Trường hợp bị nhiễm nhẹ, rải rác dưới 10% số khóm bị bệnh thì phải nhổ bỏ cây bệnh và vùi xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ.
– Giai đoạn lúa cấy sau 40 ngày trở đi: Thường xuyên thăm đồng và nhổ, vùi bỏ bụi lúa bị bệnh. Nếu phát hiện có rầy cám mật độ trên 3 con/dảnh thì phải phun thuốc trừ rầy nâu. Nếu ruộng bị nhiễm bệnh quá nặng thì phải tiêu hủy bằng cách cày, bừa cả ruộng. Trước khi cày, bừa phải phun thuốc đặc trị rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng khác.
– Cày lật gốc rạ ngay sau khi thu hoạch ở những vùng vừa có dịch bệnh xảy ra.
3. Các loại thuốc trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả
Bà con nông dân có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị rầy nâu rất hiệu quả do Việt Thắng sản xuất để phòng trừ bệnh vàng lùn trên lúa: Chersieu 50WG, Cherray 700WG, Babsax 300WP, Excel Basa 50EC…
Mời bà con tham khảo chi tiết tại danh mục Thuốc trừ rầy.