bệnh mốc sương hại vải

Bệnh mốc sương hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ

Nhãn, vải là cây ăn quả lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thường gặp nhiều loại dịch hại ,trong đó có bệnh mốc sương. Bệnh mốc sương hại nhãn vải có thể làm rụng hoa, rụng quả đồng loạt. Bà con cần nắm rõ nguyên nhân, đặc điểm và triệu chứng bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Tìm hiểu bệnh mốc sương hại nhãn vải

1. Nguyên nhân gây ra bệnh mốc sương hại nhãn, vải

Bệnh mốc sương trên nhãn, vải do loài nấm Peronophythora litchii gây ra. Nguồn gây bệnh có thể do sợi nấm hoặc bào tử nấm nằm trong những tổ chức bị nhiễm bệnh hoặc trong đất, nước.

2. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh mốc sương trên cây nhãn, vải

Nấm gây bệnh mốc sương hại nhãn vải phát triển tốt nhất trong điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ từ 22- 25oC. Trong môi trường ẩm ướt thì bề mặt của bệnh phát triển 1 lớp phấn trắng đó là những sợi nấm trưởng thành và cuống của túi bào tử.

Mỗi năm vào vụ xuân mưa liên miên, hoặc vụ thu hoạch quả gặp mưa, nấm sinh trưởng nhanh nhất là trên những cây nhãn, vải cành lá chồng liền nhau hoặc trong tán cây rậm rạp

Bệnh gây phá hại từ giai đoạn ra hoa, đậu trái đến khi tiến hành thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là giai đoạn ra hoa kết quả. Bệnh có thể làm rụng hoa rụng quả đồng loạt. Bệnh tiếp tục gây bệnh trong giai đoạn thu hoạch gây khó khăn cho việc vận chuyển và bảo quản.

3. Triệu chứng nhãn, vải bị bệnh mốc sương

– Ở trên lá: vết bệnh lan truyền dần từ mép lá vào và từ và mút xuống. Cây bị bệnh nặng viền ngoài lá bị khô và chuyển thành màu nâu.

– Ở trên chùm hoa: giai đoạn đầu trên chùm hoa xuất hiện những đốm đen nhỏ, sau tỏa ra bao cuống nhánh hoa, tiếp đến tất cả chùm hoa trở thành màu nâu đen. Nếu tiết trời khô nắng cuống hoa bị khô, tóp lại. Nếu có mthích ẩm nhánh hoa và cuống hoa bị thối gãy, quả bị rụng

– Ở trên quả: bệnh gây hại từ lúc quả nhỏ đến quả chín đều bị hại nhưng hại nặng nhất khi quả chín đều sắp thu hoạch làm rụng quả nhiều. Ban đầu có các vết bệnh không đồng đều màu tối hoặc xám ở phía trên bề mặt của quả. Khi điều kiện thuận lợi vết bệnh tiến triển nhanh khiến cho cuống quả và quả thường có màu đen, nứt ra và chảy nước có mùi chua, thối và có màu vàng nâu, thịt quả nát không ăn được nếu để lâu quả bị nhiễm bệnh vào đống quả sẽ phát tán sang quả khác.

Biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương hại nhãn, vải

1. Biện pháp canh tác

Sau khi thu hoạch quả, tiến hành tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng, thu gom lá rụng chôn đốt.

Khi cây ra hoa tỉa bỏ các chùm hoa quá dày, các nhánh hoa ở phần đầu và phần cuối chùm hoa.

2. Thuốc trừ bệnh mốc sương trên nhãn, vải

Dùng Đồng Clorul – Oxi 30WP phun phòng trước và sau khi hoa nở. Trước khi hoa nở phun phòng 2 lần: lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày.

Khi cây đậu quả dùng thuốc Rorigold 720WP để phòng trừ bệnh mốc sương.

Thuốc phòng trừ bệnh sương mai hại nhãn vải Đồng Clorua Oxi 30WP
Thuốc phòng trừ bệnh sương mai hại nhãn vải Đồng Clorua Oxi 30WP

 

Thuốc trị bệnh mốc sương nhãn vải Rorigold 720WP
Thuốc trị bệnh mốc sương nhãn vải Rorigold 720WP