bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh khô vằn đốm vằn hại lúa và biện pháp phòng trừ

Trong các loại sâu bệnh hại lúa hiện nay ở nước ta, bệnh khô vằn hại lúa được xếp vào bệnh nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn. Cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khô vằn (đốm vằn) trên lúa và các biện pháp phòng trừ qua bài viết sau.

Bệnh khô vằn hại lúa là gì?

Bệnh khô vằn lúa là loại bệnh hại lúa toàn thân. Bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Nơi phát sinh bệnh đầu tiên thường là các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc. Khi bị nhiễm bệnh, trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ lá và lá phía trên lúa sẽ bị chết lụi.

Bệnh khô vằn hại lúa và ngô được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1910 tại tỉnh Miyake. Đến nay, địa bàn phân bố của bệnh khá rộng ở tất cả các nước trồng lúa vùng châu Á và các châu lục khác. Ở nước ta,  bệnh khô vằn gây hại nặng chủ yếu vào vụ lúa hè thu và vụ lúa mùa. Theo nghiên cứu, lúa có thể bị giảm năng suất 20 – 25% khi bệnh phát triển lên đến lá đòng.

bệnh khô vằn hại lúa

Nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên lúa

1. Nấm gây bệnh khô vằn trên cây lúa

Bệnh khô vằn lúa do nấm Rhizoctonia Solani sống trong đất gây ra. Mầm bệnh lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh vụ trước. Nấm gây bệnh đốm vằn trên lúa sinh trường thích hợp ở nhiệt độ 28 – 32 độ C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C và cao hơn 38 độ C. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt độ 30 – 32 độ C. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ C và cao trên 40 độ C, nấm không thể hình thành hạch.

Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn ở lúa

2. Những điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn ở lúa phát triển

2.1. Điều kiện thời tiết

Bệnh khô vằn lúa phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Triệu chứng bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên ruộng quá cao, đặc biệt ở vùng cấy dày. Giai đoạn đòng trổ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng nhất.

2.2. Phân bón dư thừa

Bón thừa đạm, bón đạm muộn hay bón phân không cân đối N-P-K cùng với mật độ gieo sạ dày là nguyên nhân khiến bệnh khô vằn hại lúa phát triển mạnh.

2.3. Tàn dư từ cây trồng vụ trước

Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau khi thu hoạch lúa, thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch sống sót, nảy mầm thành sợi. Nếu tàn dư cây trồng vụ trước không được dọn dẹp, đất không được xử lý kỹ trước khi gieo cấy rất dễ tạo điều kiện cho bệnh đốm vằn hại lúa sinh sôi phát triển.

Triệu chứng nhận biết lúa bị khô vằn

Bệnh khô vằn hại lúa là loại bệnh hại toàn thân, gây hại cả bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

hình ảnh bệnh khô vằn gây hại trên lúa

– Triệu chứng bệnh đốm vằn lúa trên bẹ lá: Xuất hiện các vết đốm bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

– Dấu hiệu bệnh khô vằn trên lá lúa: Vết bệnh lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm hết bề rộng ở phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh trước, sau đó lan lên các lá phía trên.

– Triệu chứng bệnh khô vằn lúa ở cổ bông: Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông. Hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co lại.

Tại tất cả các vị trí gây hại, trên vết bệnh đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

1. Biện pháp canh tác phòng bệnh khô vằn trên lúa

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế

– Diệt nguồn lây lan bệnh như lục bình, cỏ dại, lúa chét

– Sạ lúa với mật độ vừa phải, dùng giống kháng bệnh

– Bón phân cân đối, không bón dư đạm

– Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh, lưu ý phần bẹ lá tiếp xúc với mặt nước

– Khi lúa bị bệnh không được bón phân

2. Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

Chủ động phòng ngừa ở 2 đợt chủ yếu: 40 ngày sau sạ (làm đòng) và 55 ngày sau sạ (trước trổ) bằng một trong các loại thuốc: Valivithaco 5SC, A-V-T Vil 5SC, Supertim 300EC.

 thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa
Thuốc đặc trị bệnh khô vằn gây hại trên cây lúa A-V-T Vil 5SC
thuốc trừ bệnh đốm vằn trên lúa Valivithaco 5SL
Thuốc trừ bệnh đốm vằn trên lúa Valivithaco 5SL

Việt Thắng Hà Nội rất vui khi được chia sẻ với bà con thông tin về bệnh khô vằn hại lúa và kinh nghiệm phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa. Bà con cần tìm hiểu thêm các loại thuốc đặc trị bệnh khô vằn ở lúa hãy liên hệ với Việt Thắng Hà Nội theo số hotline 089 958 3456 để được tư vấn và cung cấp địa chỉ đại lý gần nhất.