Bệnh héo đỏ lá dứa (hay còn gọi là bệnh khô đầu lá dứa/bệnh wilt trên cây dứa) do virus gây ra. Mặc dù đến nay chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên bà con vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng nhiều biện pháp. Bước quan trọng nhất trong công tác phòng ngừa đó chính là nhận biết tác nhân, điều kiện phát sinh phát triển cũng như đặc điểm dấu hiệu dứa bị bệnh héo đỏ lá. Tất cả thông tin trên sẽ được Việt Thắng Hà Nội chia sẻ đến bà con ngay sau đây.
Tìm hiểu bệnh héo đỏ lá dứa
1. Tác nhân gây bệnh héo khô đầu lá dứa
– Bệnh héo đỏ lá dứa do siêu vi trùng Ananas – một loại virus có mối liên hệ mật thiết với rệp sáp gây ra.
– Bệnh làm giảm từ 38-70% trọng lượng quả, giảm 20-25% hàm lượng nước, giảm từ 45-50% hàm lượng đường và làm tăng độ acid lên gấp 2 lần so với quả không bị bệnh.
2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh wilt trên cây dứa
– Bệnh khô đầu lá dứa lan truyền từ vụ trước sang vụ sau bằng con đường cây giống đã bị nhiễm bệnh từ cây mẹ ở vụ trước, hoặc thông qua côn trùng môi giới truyền bệnh là rệp sáp trắng hại dứa (Dysmiccocus brevipes và D. neobrevipes ).
– Khi rệp chích hút nhựa của cây bị bệnh ở vụ trước chúng đã hút luôn cả virus gây bệnh, đến khi chích hút nhựa của cây khỏe (chưa bị bệnh) mới được trồng ở vụ sau rệp đã truyền virus bệnh cho những cây này.
– Tương tự như vậy rệp cũng là tác nhân lây truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe trong cùng một vụ trên cánh đồng, cứ thế tốc độ lây lan của bệnh ngày càng rộng, bệnh phát triển ngày càng nhanh.
– Khi cây đã bị nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa trị. Vì thế muốn hạn chế tác hại của bệnh chỉ còn cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính.
3. Triệu chứng cây dứa bị bệnh héo đỏ lá
– Bệnh héo đỏ lá dứa xuất hiện đầu tiên và gây hại ở các lá già (lá gốc), sau đó lan sang các lá lân cận, lá kế bên hay các lá bên trong, sau đó là đến lá đọt.
– Các lá bị bệnh thường chuyển màu xanh sang màu vàng ánh đỏ, lá bị uốn cong về mặt dưới và hai bên mép, lá ngắn kém phát triển, bụi lùn, trong giai đoạn mang trái thì trái nhỏ. Rễ cây thường bị thoái hóa, số lượng rễ còn lại rất ít, nhất là rễ cấp 2 và rễ cấp 3.
– Triệu chứng bệnh khô đầu lá dứa ở các giai đoạn phát triển của cây.
+ Giai đoạn 1 – Gây hại ban đầu (lá già): Dấu hiệu ban đầu nhìn thấy rõ nhất là lá già có màu đỏ dần lên, sau đó đầu lá và hai bên rìa lá dứa (khóm) uốn cong rủ xuống phía dưới làm cho cây và bụi lùn, thấp, xòe ra, thấp hơn bụi dứa bình thường.
+ Giai đoạn 2 – Gây hại tiếp theo: Các lá có màu đỏ thường không còn mềm dẻo, lá cứng giòn, không còn độ trương của lá. Lúc này màu đỏ ban đầu chuyển sang màu hồng vàng, đầu lá và mép lá khô nhanh và cuốn lại (héo), không còn khả năng quang hợp.
+ Giai đoạn 3 – Gây hại trung gian (khi cây dứa 5-6 tháng tuổi): Lúc này các lá trung gian nằm kế tiếp lá bị bệnh lần lượt vàng và cong xuống, mép lá và rìa lá vàng khô rất nhanh, gân lá, phần lá còn lại chuyển sang màu hồng tím
+ Giai đoạn 4 – Gây hại trên lá non và đọt non: Các lá trên cùng hay gọi là lá đọt và lá non, biểu hiện bị bệnh héo đỏ lá dứa nhìn thấy rõ lá thẳng đứng, đầu lá cuốn lại, màu sắc vẫn còn xanh nhưng có nhiều lốm đốm màu hồng.
Hầu hết ở những ruộng trồng dứa (khóm) ở những cây, bụi bị bệnh wilt vẫn ra hoa cho trái bình thường, nhưng hoa và quả thì nhỏ. Màu sắc quả khi chín tái nhạt, bên trong quả thịt xốp, ít nước.
Biện pháp phòng trừ bệnh héo đỏ lá dứa
1. Biện pháp canh tác phòng bệnh héo đỏ lá trên cây dứa
– Sau mỗi chu kỳ trồng dứa cần phải tiêu huỷ hết tàn dư cây dứa cũ trước khi trồng dứa trở lại.
– Chọn các giống dứa và chồi giống dứa ở các khu vực không bị bệnh để trồng.
– Tạo vành đai ngăn chặn kiến tha rệp sáp vào vườn dứa và diệt rệp sáp môi giới truyền bệnh trên vườn dứa.
– Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây có đặc điểm nhận biết nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
– Sau mỗi chu kỳ cây dứa nên luân canh với cây trồng khác.
– Tích cực phòng trừ rệp sáp để tránh lây lan bệnh.
– Nếu có điều kiện, chồi giống trước khi trồng có thể xử lý trong hơi nóng hay nước nóng 60oC trong thời gian 30 phút sẽ có tác dụng làm mất hoạt tính của vi rút gây bệnh.
2. Biện pháp hóa học ngăn ngừa bệnh héo đỏ lá dứa
Định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần dùng một số loại thuốc đặc trị rầy rệp như Cherray 700WP, Chersieu 50WG, Ba Đăng 500WP… để diệt trừ rệp sáp, hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi xịt chú ý xịt kĩ ở các nách lá, gốc cây là vị trí rệp thường trú ẩn.
- Các bệnh trên cây có múi thường gặp và biện pháp phòng trừ
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng trên cả nước tuần 01 tháng 10/2023
- Các loại sâu bệnh gây hại trên súp lơ và thuốc phòng trừ
- Bệnh khô vằn gây hại trên cây ngô (bắp) và biện pháp phòng trừ
- Nhện đỏ gây hại trên cây ớt và biện pháp phòng trừ