Bệnh thối trái (hay nấm trái) là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng. Bệnh khiến trái thối nhũn, hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho nhà vườn. Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh thối trái trên cây sầu riêng qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu bệnh thối trái trên cây sầu riêng
1. Tác nhân gây bệnh thối trái trên cây sầu riêng
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm (chín háp), bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh có thể gây hại trong mọi giai đoạn của trái và cả trái sau thu hoạch.
2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh thối trái ở sầu riêng
– Bệnh thối trái sầu riêng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường trong vườn thấp, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
– Từ các vết bệnh ban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan. Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây.
– Vườn cây ẩm thấp, không thông thoáng, rậm rạp, không cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Ngoài ra, vết đục của sâu đục trái còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
3. Triệu chứng sầu riêng bị nấm gây thối trái
3.1. Triệu chứng bệnh thối trái sầu riêng trên thân cây
Khi cây sầu riêng bị nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu hơi ướt. Sau đó vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.
3.2. Triệu chứng bệnh thối trái sầu riêng biểu hiện trên lá
Nấm bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.
3.3. Triệu chứng sầu riêng bị nấm gây thối trên trái
Nấm gây hại trên trái sầu riêng, làm trái bị thối hàng loạt. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, đầu tiên là những đốm nâu đen nhỏ, sau đó lan rộng ra và có màu đen. Bệnh tiến triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm cho thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Khi thời tiết ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng.
Cây sầu riêng mắc bệnh này sẽ khiến trái nhỏ, chín sớm, nghiêm trọng hơn có thể thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh xuất hiện trong mọi giai đoạn của trái, kể cả sau khi thu hoạch.
Các biện pháp phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng
1. Biện pháp canh tác phòng bệnh thối trái trên cây sầu riêng
– Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
– Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
– Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
– Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa.
– Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.
– Bón cân đối NPK.
– Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.
– Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.
2. Biện pháp hóa học trừ bệnh thối trái hại sầu riêng
Phát hiện bệnh mới chớm bà con sử dụng thuốc trừ bệnh Rorigold 720WP phun ướt toàn bộ thân cây. Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.