Để đảm bảo năng suất và hạn chế thiệt hại do chuột và ốc bươu vàng gây hại cho lúa vụ Đông Xuân, bà con cần sử dụng các biện pháp phòng trừ một cách chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng phương pháp.
Các biện pháp phòng trừ chuột và ốc bươu vàng hại lúa
1. Biện pháp phòng trừ chuột hại lúa
Chuột cắn phá ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa nên bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trừ thường xuyên liên tục.
1.1. Biện pháp canh tác
Vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ chuột ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của ổ chuột.
1.2. Biện pháp sinh học
Nuôi mèo, chó và bảo vệ các loài thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn…
1.3. Biện pháp hóa học
Có thể sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường; chỉ dùng thuốc hóa học khi chuột phá hại mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt an toàn. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”.
Bà con có thể tham khảo sản phẩm thuốc trừ chuột Kaletox 800WP của Việt Thắng chuyên dùng diệt nhanh gọn lũ chuột trên ruộng lúa rộng lớn. Chuột chết nhanh ngay lập tức sau khi ăn.
2. Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa
Ốc bươu vàng rất thích ăn mầm lúa và lúa non, làm giảm mật độ, tốn công tỉa dặm, ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy, để phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả, tránh thiệt hại trên diện tích lúa đông xuân, các địa phương cần tích cực tổ chức diệt ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp như thủ công, cơ học, sinh học và hóa học.
2.1. Biện pháp thủ công
Nên ưu tiên vì đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn với môi trường.
– Tiến hành bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy, có thể sử dụng thân lá khoai, chuối, đu đủ, sắn để dụ ốc bươu vàng và thu gom….
– Cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy.
– Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt.
– Đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom.
2.2. Biện pháp sinh học
Thả vịt vào vào mương máng, lúa đã cứng cây để diệt trứng ốc và ốc.
2.3. Biện pháp hóa học
Đối với biện pháp hóa học cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ dụng khi ruộng có mật độ ốc quá cao, ốc tuổi nhỏ, gây hại diện tích lớn và khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả.
– Cần lựa chọn các loại thuốc ít độc với động vật thủy sinh, con người và môi trường.
– Bà con có thể sử dụng thuốc trừ ốc VTDax 700WP của Việt Thắng. Với hoạt chất Niclosamide có tác động xông hơi vị độc, làm ức chế men hô hấp và trao đổi chất lượng cơ thể của ốc, thuốc tiếp xúc với trứng, làm ung trứng, thối trứng, làm cho trứng không nở thành ốc con.
Lưu ý, khi phun thuốc trừ ốc, ruộng phải có nước thì mới có hiệu quả cao. Thuốc diệt ốc bưu vàng độc đối với động vật thủy sinh nên cần thận trọng khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Nên sử dụng thuốc diệt ốc bươu vàng theo khuyến cáo liều lượng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, cần theo dõi các đối tượng sâu, bệnh trên mạ và lúa mới gieo để có biện pháp phòng trừ kịp thời.