Hoạt chất Pymetrozine là gì

Hoạt chất Pymetrozine và những điều cần biết

Một hoạt chất có khả năng phòng trị tất cả các loài côn trùng chích hút kể cả côn trùng đã kháng thuốc, đó chính là hoạt chất Pymetrozine. Vậy cơ chế hoạt động của Pymetrozine như thế nào, ứng dụng của nó ra sao? Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về hoạt chất Pymetrozine

1. Nguồn gốc của hoạt chất Pymetrozine

Pymetrozine là một hoạt chất thuộc nhóm pyridine azomethines. Đây là loại thuốc trừ rầy mới và được sử dụng phổ biến trên toàn cầu để kiểm soát các loại chích hút như rệp, ruồi trắng trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Hoạt chất này có tác dụng rất lớn trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do mức độ chọn lọc cao, độc tính thấp đối với động vật có vú.

Pymetrozine được EU chấp nhận làm thuốc trừ sâu vào năm 2001, tuy nhiên đến ngày 31-01-2020 không được phép sử dụng tại EU. Ở Thụy sĩ và Việt Nam được sử dụng bình thường.

Hoạt chất Pymetrozine có tên hóa học là 6-Methyl-4-[(E)-(pyridin-3-ylmethylen)amino]-4,5-dihydro-2H-[1,2,4]-triazin-3-on và công thức hóa học là C10H11N5O.

2. Cơ chế tác động của hoạt chất trừ sâu Pymetrozine

Pymetrozine là thuốc lưu dẫn có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có cơ chế tác động đặc biệt. Nó tác động đến tế bào thần kinh kiểm soát tuyến nước bọt của các loại côn trùng chích hút. Khi hoạt động của tuyến này bị phá vỡ thì côn trùng không thể thực hiện hoạt động chích hút, từ đó côn trùng bị thiếu ăn và chết.

3. Công dụng của hoạt chất Pymetrozine

– Được sử dụng để phòng trừ các loại côn trùng chích hút như rệp (A.gossypii, M. persicae,…), rầy (B. tabaci, Trialeurodes vaporariorum…) trên rau, khoai tây, hoa và cây cảnh, bông, cây ăn quả, cây có múi và rầy nâu trên lúa (Nilaparvata lugens Stal).

– Hoạt chất tác động đến cả giai đoạn sâu non lẫn trưởng thành.

– Với khả năng phòng trị các côn trùng chích hút, nên nó hạn chế được bệnh truyền nhiễm do virus gây ra như bệnh khảm, vàng lùn, vàng lùn xoán lá,…

– Với cơ chế tác động 3 khóa độc đáo: khóa miệng, khóa chân, khóa sinh sản, hoạt chất này sẽ làm côn trùng ngừng chích hút và mất khả năng sinh sản sau 1 giờ nhiễm thuốc.

– Pymetrozine có tính lưu dẫn nên trong khi sử dụng chúng ta có thể phun, tưới/bón vào gốc.

4. Mức độ độc hại của Pymetrozine

– Hoạt chất Pymetrozine thuộc nhóm độc III. Với liều lượng sử dụng như khuyến cáo, Pymetrozine gần như không ảnh hướng xấu đến chim, động vật máu nóng, giun, hệ vi sinh vật đất hoặc các côn trùng có ích. Hoạt chất ảnh hưởng nhẹ đến ong, do vậy cần cẩn trọng sử dụng vào thời điểm ong đang hoạt động mạnh tìm mật.

– Trong môi trường nước, Pymetrozine hoàn toan tiêu tán bởi sự hấp thu của các keo trong lớp bùn và ở đó nó bị phân giải bởi hệ vi sinh vật cho đến sản phẩm cuối cùng là dioxit cacbon (hợp chất hóa học vô hại). Với liều lượng khuyến cáo sử dụng thì Pymetrozine hoàn toàn vô hại với động, thực vật thủy sinh.

– Đối với môi trường thì nó kém bền trong đất và nước. Nó dễ dàng phân hủy bởi các vi sinh vật có trong đất nên an toàn với môi trường.

– Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất này nên đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết như găng tay, khẩu trang, quần áo dài tay.

5. Thuốc trừ sâu hoạt chất Pymetrozine

Hiện hoạt chất trừ sâu Pymetrozine đã được Công ty TNHH Việt Thắng sản xuất và đăng ký sử dụng với tên gọi Thuốc trừ sâu Chersieu 50WG, có tác dụng diệt sạch côn trùng chích hút từ trứng, sâu non đến con trưởng thành, kể cả côn trùng đã kháng thuốc.

Chersieu 50WG hiệu quả trong diệt trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, bọ trĩ hại lúa; bọ nhảy hại rau màu, bọ cánh tơ, rệp sáp, rệp muội hại cây ăn quả, v.v..

thuốc trừ sâu chersieu hoạt chất Pymetrozine

Hướng dẫn sử dụng:

– Pha 15g cho bình 16 lít nước. Lượng thuốc dùng 300 – 500g/ha. Lượng nước dùng: 400 – 500 lít nước/ha

– Phun khi rầy cám xuất hiện, tang lượng nước thuốc phun khi lúa đã lớn

– Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày.