Bệnh phấn trắng gây hại trên cây cao su

Bệnh phấn trắng trên cây cao su và biện pháp phòng trừ

Bệnh phấn trắng trên cây cao su thường gây hại vào giai đoạn cao su thay lá, gây rụng lá, giảm sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất cao su. Cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su qua bài viết sau.

Tìm hiểu bệnh phấn trắng trên cây cao su

1. Tác nhân gây bệnh phấn trắng trên cao su

Bệnh phấn trắng cao su do loại nấm Oidium Hevea gây ra. Bệnh gây hại cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang khai thác. Bệnh àm cây bị rụng lá nhiều lần, gây mất sức cây, vì vậy làm chậm thời gian khai thác và làm giảm sản lượng mủ đáng kể.

2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh phấn trắng ở cao su

– Bệnh phấn trắng hại cao su phát triển ở nhiệt độ 20 – 250C, ẩm độ cao trên 90%.

– Bệnh thường phát sinh gây hại cho các vùng trồng cao su vào giai đoạn tháng 1 – 3 hàng năm là mùa cao su thay lá, do lá non rất dễ nhiễm bệnh, cộng với điều kiện thời tiết sương mù nhiều, nhiệt độ thấp, rất thuận lợi cho nấm phát triển.

3. Triệu chứng cây cao su bị bệnh phấn trắng gây hại

– Khi vườn cây bị nhiễm bệnh phấn trắng trong giai đoạn ra lá non (1-10 ngày tuổi), lá sẽ bị rụng nhiều lần cây sẽ bị mất sức, giảm sinh trường do phải tập trung dinh dưỡng để tái tạo tầng lá mới.

– Mặt khác, điều này sẽ làm kéo dài thời gian ra lá mới dẫn đến cạo trễ, thời gian cạo lấy mủ trong năm sẽ bị rút ngắn lại, dẫn đến giảm sản lượng vườn cây.

– Nếu lá bị nhiễm trong giai đoạn lá hơn 10 ngày tuổi, lá nhiễm bệnh không bị rụng mà toàn bộ phiến lá bị biến dạng để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, ban đầu có màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu nâu trên phiến lá, hàm lượng diệp lục trong lá bệnh sẽ thấp, dẫn đến hiệu suất quang hợp sẽ bị giảm và như vậy năng suất chắc chắn sẽ bị sụt giảm rất nhiều.

Các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su

1. Biện pháp canh tác

– Ưu tiên trồng những giống cao su kháng bệnh tốt cho vườn cây

– Bón phân đầy đủ, tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa, nhất là đạm và kali để cây có đầy đủ dinh dưỡng khi ra lá mới, lá sớm ổn định, vượt qua giai đoạn mẫn cảm với bệnh.

– Thu hoạch mủ hợp lý, không thu hoạch mủ quá độ làm cây suy kiệt, chống chịu bệnh kém

– Vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá.

– Thăm vườn cao su để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời.

2. Sử dụng thuốc trị bệnh phấn trắng cao su

– Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng hoặc phun khi cao su chớm bị bệnh phấn trắng: Daconil 500SC, A-V-T Vil 5SC, Asmaitop 325EC

– Lưu ý: Thời điểm phun hiệu quả cao là giai đoạn búp lá (có màu tím nhạt) và nên phun ít nhất 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày (tùy bệnh nặng nhẹ), nếu được, phun lúc trời ít gió.

– Phun thuốc lên tán lá khi có 10 – 15% số cây ra chồi mới hoặc 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng phun khi 80% lá đã già.