sâu đục trái bắp ngô và biện pháp phòng trừ

Sâu đục trái gây hại trên cây ngô (bắp) và các biện pháp phòng trừ

Sâu đục trái (bắp) ngô là một loài sâu đa thực, gây hại suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bài viết hôm nay Việt Thắng sẽ chia sẻ đến bà con các thông tin chi tiết về cách nhận diện, đặc điểm gây hại cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả sâu đục trái hại ngô.

Tìm hiểu về loài sâu đục trái hại ngô

1. Sâu đục trái trên cây ngô là gì?

Sâu đục bắp ngô có tên khoa học là Helicoverpa Armigera, tên tiếng Anh là Corn Earworm, thường gây hại nặng cho cây ngô quanh năm ở mọi vùng trồng ngô trên cả nước. Đặc biệt tại khu vực DDBSCL do trồng ngô với quy mô lớn nên sâu đục bắp thường xuyên tấn công rất nặng nề.

2. Đặc điểm sinh thái của sâu đục trái bắp ngô

– Trứng hình cầu dẹt.

– Sâu non hình ống, đẫy sức có thể dài tới 35-50 mm, có nhiều màu khác nhau, sâu non có nhiều màu sắc nâu, xanh, đặc biệt dọc 2 bên thân có sọc sáng. Trên mỗi đốt thân sâu non có 4 u lông xếp thành hình thang.

– Sâu non hoá nhộng trong đất. Nhộng màu nâu, dài khoảng 17-20 mm.

– Bướm trưởng thành màu vàng nâu hay vàng nhạt, dài khoảng 15-17 mm.

3. Dấu hiệu cây ngô bị sâu đục trái gây hại

– Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh truởng chậm.

– Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ.

– Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn.

– Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.

Các biện pháp phòng trừ sâu đục trái hại ngô

1. Biện pháp canh tác phòng trừ sâu đục trái hại ngô

– Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu. Cày bừa phơi ải, làm đất kỹ trước khi gieo hạt để tiêu diệt nhộng sâu xanh trong đất.

– Không nên gieo trồng bắp, kê, cao lương và một số cây ký chủ phụ khác của sâu liên tiếp nhiều năm. Thay vào đó, cần trồng xen kẽ với đậu nành hoặc luân canh lúa nước. Như vậy sẽ phát huy tác dụng của thiên địch.

2. Biện pháp sinh học diệt trừ sâu đục trái ngô

Sử dụng thiên địch của sâu đục trái hại ngô là loài ong mắt đỏ.

3. Biện pháp hóa học phòng trị sâu đục trái hại ngô

Sử dụng một số loại thuốc diệt trừ sâu đục trái gây hại trên cây ngô hiệu quả: Vithadan 95WP, Vithadan 18SL, FM-Tox 25EC, Wamtox 100EC.

thuốc trừ sâu đục trái hại ngô Vithadan 18SL thuốc trừ sâu đục bắp Vithadan 95WP

thuốc diệt sâu đục bắp ngô Wamtox 100EC

thuốc trị sâu đục bắp hại ngô FM Tox 25EC