sâu cắn lá hại ngô và biện pháp phòng trừ

Sâu cắn lá gây hại trên cây ngô (bắp) và biện pháp phòng trừ

Nếu phát hiện trên ruộng ngô (bắp) xuất hiện những con sâu cắn phá trên lá, có khi cắn trụi cả phần thân của những cây bắp còn nhỏ hoặc đôi khi ăn cả hột non trong trái bắp thì đó chính là dấu hiệu cho thấy loài sâu cắn lá ngô đang gây hại. Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu cắn lá hại ngô (bắp) qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về loài sâu cắn lá hại ngô

1. Sâu cắn lá gây hại ngô là gì?

Sâu cắn lá hại ngô là loài sâu bệnh thường gặp trên cây ngô, gây hại bằng cách cắn phá lá và các bộ phận còn non trên cây ngô.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện có tới hai loài sâu cắn lá trên cây ngô, đó là sâu cắn lá nõn (Leucania loreyi) và sâu cắn gié (L. separata). Chúng thường gây hại nhiều từ khi cây ngô có từ 4-6 lá cho đến khi cây sắp trỗ cờ.

2. Đặc điểm sinh thái và gây hại của sâu cắn lá hại ngô

2.1. Sâu cắn lá nõn ngô

– Đặc điểm hình thái

+ Con trưởng thành dài khoảng 14-18 mm, sải cánh rộng khoảng 25-30 mm, đầu mầu nâu tro. Cánh trước mầu nâu nhạt hoặc nâu vàng, hoạt động vào ban đêm, thích mùi chua ngọt. Mỗi con cái có thể đẻ vài trăm trứng, cá biệt trên 1.000 trứng.

+ Trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa, sau chuyển sang mầu nâu. Sau khi đẻ khoảng một tuần lễ thì trứng nở.

– Đặc điểm gây hại

+ Sâu non tuổi nhỏ cắn phá các phần non như lá nõn, hoa đực (lúc chưa trỗ). Sâu non tuổi lớn gặm khuyết lá, ăn trụi cả phần thân non, chui vào bắp non ăn hạt. Sâu non thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong lá nõn, bẹ lá…

+ Sâu thường gây hại nhiều các vụ ngô đông xuân và xuân.

2.2. Sâu cắn gié hại ngô

– Đặc điểm hình thái

+ Con trưởng thành dài khoảng 16-20 mm, sải cánh rộng khoảng 40-50 mm, thân mầu nâu tro hoặc nâu vàng nhạt, hoạt động vào ban đêm, thích mùi chua ngọt. Mỗi con cái có thể đẻ vài trăm trứng.

+ Trứng hình bánh bao, đường kính khoảng 0,5-0,7 mm. Lúc mới đẻ có mầu vàng tươi sáng, sau chuyển dần sang mầu vàng đậm, trước khi nở có mầu tím than.

– Đặc điểm gây hại

+ Ban ngày sâu non ẩn nấp trong lá nõn, ban đêm bò ra cắn phá. Khi còn nhỏ sâu ăn khuyết lá, khi lớn sâu có thể ăn trụi cả lá chỉ để lại gân chính, khi cây ngô trỗ cờ phun râu, sâu gây hại cờ và râu ngô.

+ Sâu thường gây hại nhiều vụ ngô đông xuân.

Biện pháp phòng trừ sâu cắn lá ngô

1. Biện pháp canh tác

– Tổ chức đốt đèn bắt sâu non vào ban đêm.

– Nếu ruộng bắp thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên luân canh một vài vụ với một số lọai rau đậu như rau ngò, rau cải, đậu que, dưa leo, dưa hấu…

2. Biện pháp hóa học

Thường xuyên kiểm tra ruộng bắp để sớm phát hiện sâu cắn lá hại ngô khi chúng mới nở và dùng thuốc phun xịt diệt trừ sâu kịp thời, sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Excel Basa 50EC, Tasieu 1.9EC, Reasgant 3.6EC.

thuốc đặc trị sâu cắn lá hại ngô Excel Basa 50EC

thuốc đặc trị sâu căn lá hại ngô Tasieu 5WG

thuốc trừ sâu cắn lá nõn, lá gié hại bắp ngô Reasgant 3.6EC