Bệnh thán thư trên cây nhãn

Bệnh thán thư trên cây nhãn và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên cây nhãn là bệnh gây hại trên nhiều bộ phận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhãn. Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu chi tiết về bệnh thán thư hại nhãn cũng như các biện pháp phòng trừ hiệu quả cho loại bệnh này.

Tìm hiểu bệnh thán thư trên cây nhãn

1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên nhãn

– Bệnh thán thư trên cây nhãn do Nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Đây cũng là loại nấm gây bệnh thán thư trên vải và nhiều loại cây trồng khác.

– Bào tử nấm trong suốt có dạng hình hạt gạo, bên trong có các “giọt dầu” kích thước 12,5-15 x 4-5µm. Đĩa cành hình thành trên cả 2 mặt vết bệnh mọc qua lớp biểu bì của ký chủ, đường kính 112- 133µm, thường có lông cứng xuất hiện. Lông cứng thường có màu nâu, mọc thẳng, không có hoặc có một vách ngăn, kích thước 32-38 x 4µm.

2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh thán thư ở nhãn

– Bào tử nấm lây lan theo gió, nước mưa, côn trùng…

– Hiện bệnh thán thư là bệnh gây hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng nhãn ở nước ta. Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có m­ưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất.

– Bệnh gây hại trên lá ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên nấm bệnh trên lá, cành non là nguồn bệnh gây hại trên chùm hoa và quả.

3. Triệu chứng cây nhãn bị bệnh thán thư

– Trên chùm hoa và quả non, bệnh phát triển trên cả hoa và cành hoa, ban đầu là vết chấm đen kiểu thấm nước, sau làm cho cả cành hoa và nụ bị bệnh, mới đầu cành hoa chuyển màu đen, vết bệnh hơi lõm xuống, trời nắng làm khô cành hoa và gây rụng hoa, trời mưa làm hoa bị thối và rụng nhiều hơn. Nấm cũng gây hiện tượng rụng quả ở giai đoạn quả non.

– Trên lá bệnh gây hại từ mép lá vào, gây đốm lá, ban đầu vết bệnh có dạng dầu vàng, sau phát triển thành các vết đốm có màu xám tro, hoặc vết cháy từ mép lá vào. Trên vết bệnh thường thấy các chấm đen nhỏ xuất hiện, các vết bệnh liên kết tạo thành các đám cháy, gianh giới vết bệnh và phần khoẻ có đường viền màu nâu sẫm. Trên lộc, chồi non vết bệnh ban đầu thường có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng toàn bộ chồi non bị chết khô, trời mưa nhiều các chồi này bị thối. Bị bệnh nặng chúng sẽ gây hiện tượng khô cành.

– Trên quả già và chín, vết bệnh thối khô hay thối ướt màu xám đen hơi lõm, nứt ở giữa.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây nhãn

1. Biện pháp canh tác phòng bệnh thán thư trên cây nhãn

– Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng.

– Thu dọn tàn dư, vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch.

2. Biện pháp hóa học

– Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh sử dụng các thuốc nội hấp để phun trừ như: Supertim 300EC, Asmaitop 325EC. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

– Bệnh thán thư thường phun phòng 3 lần. Hai lần đầu phun hỗn hợp với thuốc trừ bệnh sương mai. Lần thứ 3 phun trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày.