bệnh thán thư trên hành lá

Bệnh thán thư trên cây hành lá và biện pháp phòng trừ

Trên ruộng hành nếu phát hiện lá hành bị khô xơ xác, thân hành gục, thối củ và rễ thì đó chính là những dấu hiệu của bệnh thán thư trên hành lá. Vậy nguyên nhân của bệnh thán thư hành lá xuất phát từ đâu? Cách phòng trừ, điều trị bệnh thán thư hại hành như thế nào? Mời bà con cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu bệnh thán thư trên hành lá

1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây hành lá

Bệnh thán thư hành lá do nấm Collectotrichum spp gây ra. Bệnh tấn công tất cả các bộ phận của cây hành, khiến lá hành trở nên xơ xác, thân hành gục, thối củ và rễ hành. Với những cây sống được cũng sẽ èo uột, nhỏ hơn bình thường.

2. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh thán thư hại hành

– Bệnh thán thư trên hành lá thường xuất hiện và gây hại vào mùa mưa, lây lan chủ yếu do mưa, sương, gió hoặc lây lan bởi con người và bằng con đường cơ học.

– Nấm sinh sôi và hoạt động mạnh trong điều kiện thời tiết ấm từ 25-28 độ C, ẩm độ cao khoảng 80%. Đặc biệt là trên những vùng trồng hành bị dư đạm.

– Nấm lưu tồn trong đất, trong tàn dư cây bệnh nằm trong đất hoặc trên cây giống.

– Loại nấm này không phát triển khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C

– Vào giai đoạn sắp thu hoạch củ thì nấm bệnh cũng không phát triển. Với củ hành trong giai đoạn bảo quản, do củ đã khô và nhiệt độ quá cao thì nấm cũng không phát triển.

3. Triệu chứng hành lá bị bệnh thán thư

– Ban đầu trên hành lá xuất hiện những vết tròn mất màu hoặc màu trắng xám xung quanh màu vàng nhạt.

– Sau đó vết bệnh lớn dần, bên trong vết bệnh có màu trắng xám và có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, những vòng đồng tâm có màu nâu đen nhạt đến đậm làm lá nơi đó héo và gãy gục.

– Bệnh nặng là khi nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy cả lá hoặc chết cả cây.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên hành lá

1. Biện pháp canh tác

– Vệ sinh đất thật kỹ lưỡng trước khi vào vụ gieo trồng.

– Đất cần được xử lý thoát nước thật tốt, tránh để đất bị úng nước. Nếu đất không thoát nước thì cần phải tạo mương rãnh để thoát nước.

– Chọn lọc giống cây hành để gieo trồng. Giống tốt cây khỏe sẽ đề kháng được bệnh.

– Tăng cường bồi bổ đất bằng phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục.

– Khi thu hoạch cần chọn lọc những cây yếu bệnh loại bỏ và tiêu hủy hoàn toàn, tránh tàn dư lưu lại bào tử của nấm bệnh.

– Trồng hành với mật độ phù hợp.

– Bón 20-25kg vôi bột trên một sào ruộng trồng hành.

– Nếu thấy bệnh vừa xuất hiện, dừng ngay việc bón thêm phân đạm u rê, tạm dừng tưới nước và tưới nước phân.

– Nên dùng vỏ trấu xay nhỏ rắc lên mặt luống hành với liều lượng từ 5-10 kg trên một sào.

– Nhổ bỏ, tỉa hoặc tiêu hủy những là, cây, gốc bị bệnh.

2. Biện pháp hóa học

Để phòng trị bệnh thán thư trên hành lá có thể sử dụng các loại thuốc như Daconil 75WP, Kanras 72WP, Fovathane 80WP, Asmaitop 325SC

Thuốc Daconil 75WP trừ bệnh thán thư hành lá
Thuốc Daconil 75WP trừ bệnh thán thư hành lá
Thuốc trừ bệnh thán thư hành Kanras 72WP
Thuốc trừ bệnh thán thư hành Kanras 72WP
Thuốc Fovathane 80WP trị bệnh thán thư ở hành
Thuốc Fovathane 80WP trị bệnh thán thư ở hành
Thuốc đặc trị bệnh thán thư Asmaitop 325SC
Thuốc đặc trị bệnh thán thư Asmaitop 325SC